Lê Công Nà
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Công Nà tức Bảy Nà là chính trị viên quận đội kiêm phó chỉ huy quận 5 (giọng miền nam đọc Nà nghe như Nè) được cho là người trong bức ảnh bị bắt và bị bắn chết vào ngày 05 tháng 02 năm 1968 (tức ngày mồng Năm Tết) trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 gần Cầu Thị Nghè hoặc khu vực Chợ Lớn bởi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, chứ không phải Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp là người bị bắn trong bức ảnh nổi tiếng của ký giả Eddie Adams như nhiều nguồn đã đưa tin.
Mục lục |
[sửa] Sự kiện
Vào Tết Mậu Thân, lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt trên toàn thành phố Sài Gòn thì cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa lùng sục bắt được một người mà họ tình nghi là đặc công cộng sản ở gần khu vực cầu Thị Nghè hoặc khu vực Chợ Lớn, nơi mà trước đó theo họ có một gia đình đại úy cảnh sát nhưng cũng có thể là gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn bị giết và đem nộp cho Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan. Tướng Loan cầm khăn lau mặt, vẫy tay kêu các tùy tùng tránh ra, đi đến bên người bị bắt đang mặc áo quần thường phục và bị trói và bắn thẳng vào đầu làm chết ngay tại chỗ người bị bắt.
Sự kiện này đã được phóng viên chiến trường người Mỹ đi theo đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa là ký giả Eddie Adams nhanh tay chụp được, cùng lúc ấy, phóng viên đài ABC của Úc là Neil Davis cũng quay phim rất rõ ràng.
Sở dĩ họ chụp và quay phim được cảnh bắn thẳng vào đầu người bị bắt là do quy định hồi đó các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa không những cho phép các phóng viên nước ngoài được tự do đi theo đưa tin chiến sự nóng bỏng tại chỗ mà còn bảo vệ họ khi ra chiến trường. Việc này đã làm quan điểm của Hoa Kỳ sau này thay đổi khi cho phép các phóng viên chiến trường được quân nhân hộ tống đi theo quay phim chụp ảnh tại chỗ vì có thể sai lệch dư luận về tình hình chiến trường và các nhà báo Hoa Kỳ cũng được yêu cầu tự kiềm chế khi đưa các hình ảnh chiến tranh gây ghê sợ, có hại cho tinh thần binh sỹ và gia đình quân nhân cũng như lòng yêu nước.
Nhưng bức ảnh của Eddie Adams ngay lập tức đã lên trang nhất các báo quốc tế, làm xôn xao dư luận, gây sốc cho người dân Mỹ, làm đẩy mạnh phong trào phản chiến ở Mỹ. Nó trở thành một trong những hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam và nó làm cho Adams giành được giải Pulitzer trong năm 1969 về chụp hình tin tức tại chỗ.
Từ đó người ta bắt đầu quan tâm đến Nguyễn Ngọc Loan và người bị bắn. Nguyễn Ngọc Loan bị phong trào phản chiến Hoa Kỳ xem là một biểu tượng của dã man tàn bạo. Sau này ông cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vì bức ảnh này, ngay cả sau khi bị thương sau Tết Mậu Thân lúc còn ở Việt Nam cũng như lúc xin sang định cư và sinh sống ở Hoa Kỳ.
[sửa] Xác định người bị bắn
Do bức ảnh chụp khá rõ, được phổ biến trên toàn thế giới, được nhiều người quan tâm và cũng là một cơ hội để tấn công trên mặt trận chính trị trong Chiến tranh Việt Nam mà người ta để ý tới không chỉ tướng Loan mà cả người bị bắt và bị bắn.
Hơn mười năm sau Tết Mậu Thân đã có rất nhiều nhà báo nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu về người bị giết. Qua nguồn tin của Bộ tư lệnh thành phố và cơ quan báo chí Sở Ngoại vụ phóng viên báo Novosty đã cho đăng bài trên Báo Tuổi trẻ nhan đề Anh Bảy Lốp ... khoảnh khắc đi vào bất tử và đặt câu hỏi về tung tích gia đình Bảy Lốp.
Kỷ niệm 20 năm tết Mậu Thân Báo tuổi trẻ có bài Chuyện mới về anh Bảy Lốp của phóng viên Bích Vy.
Sau 30 năm của sự kiện Tết Mậu Thân hãng phim Giải Phóng đã làm bộ phim Từ một bức ảnh để tìm hiểu về người chiến sỹ bi bắt và bị bắn chết.
[sửa] Nguyễn Văn Lém
Quá trình tìm kiếm gia đình người bị bắn: từ khi có bài báo của phóng viên hãng Novosty đặt câu hỏi về tình hình gia đình Bảy Lốp, đại tá Nguyễn Phương Nam nguyên cán bộ Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, người có nhiều quan hệ với đặc công, tìm hiểu thông tin và biết được rằng: ngày mồng nột Tết Mậu Thân có một mũi tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và người chỉ huy là Bảy Lốp, chỉ huy phó là Hai Ly, theo đó Bảy Lốp bị bắt và bị đưa đến Bộ Tư lệnh cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng Hoà, nhưng không rõ Bảy Lốp bị đưa đi đâu, kết hợp với tin của phóng viên người Nhật lúc đó thì có người bị cảnh sát dã chiến đưa đến đường 20 cũ tức đường Lý Thái Tổ hiện nay và bị bắn. Nguyễn Phương Nam phóng to bức ảnh và cho rằng cách chỗ bị bắn có một hiệu giày khoảng 100m. Từ đó ông đi tìm gia đình Bảy Lốp.
Vào năm 1985 Đoàn của đảng Cộng sản Nhật Bản đã sang thăm và tìm hiểu. Nhờ bức ảnh của đoàn Nhật mà vợ liệt sỹ đại úy Nguyễn Văn Lém mới biết là chồng đã bị Nguyễn Ngọc Loan bắn năm 1968 do Nguyễn Văm Lém rất giống người trong ảnh. Và từ đó người dân Việt Nam mới bắt đầu biết được người bị bắn trong ảnh là Nguyễn Văm Lém.
Theo vợ Nguyễn Văm Lém thì Nguyễn Văn Lém quê ở xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh. Năm 1947 đi bộ đội Việt Minh hoạt động vùng ven, 1953 bị bắt sau đó vượt ngục. Năm 1954 tập kết, vợ là Nguyễn thị Lốp sinh con gái đầu lòng sống ở Long Khánh (vào năm 1998). Năm 1962 Lém vào Nam, sau đó sống với vợ ở Củ Chi, 1966 vợ Lém có bầu con thứ hai, Lém trả lời câu hỏi của vợ về dự định đặt tên con là dù trai hay gái cũng đặt tên Nguyễn Ngọc Loan. Cô Nguyễn Ngọc Loan đã có gia đình, vào năm 1998 sống ở Tân Bình bán tạp hóa. Cuối năm 1967 vợ Lém có thai người con trai út tức Nguyễn Dũng Thông thì Nguyễn Văn Lém đột ngột bảo vợ về quê ăn Tết.
Xác minh thân nhân người trong bức ảnh
- Từ đồng đội: Đại tá Nam Hà Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh xác nhận là người trong ảnh giống Nguyễn Văn Lém.
- Nguyễn thị Lốp: xác nhận người trong ảnh bị bắn có áo carô bị đứt nút mới khâu, hai lỗ tai và trán giống chồng là Nguyễn Văm Lém, nhưng mặt bị bầm giập nhìn không ra và không chắc là giống Nguyễn văn Lém.
Hài cốt Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp hiện không tìm ra. Đã được công nhận là liệt sỹ.
Trùng hợp thời gian Mất sáng mồng một Tết.
Trùng hợp địa điểm Bị bắt đến Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa và bị bắn.
Đánh giá về Bảy Lốp theo Lê Công Thành cán bộ Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh Bảy Lốp là người tốt,lúc ở miền bắc chịu khó học (làm gạch men) và có sức khoẻ, có lý tưởng và có quyết tâm để vào giải phóng miền nam.
Theo Nam Hà đại tá Bộ Tư lệnh thành phố thì ở miền Bắc Bảy Lốp học về đường dây liên lạc tình báo. Sau vào nam do tận tụy, có khả năng nên được giao làm đường dây cho khách vào nội thành.
Theo lời cô Nguyễn Ngọc Loan là con gái Nguyễn Văn Lém thi người dân ở Đồng Dù cho rằng Bảy Lốp hiền và chất phác.
Nhưng cũng có một số người có đánh giá khác về Bảy Lốp và cho rằng việc giết bà già và trẻ em là ác.
[sửa] Lê Công Nà (Nè)
Lê Công Nà chính trị viên quận đội kiêm phó chỉ huy quận 5 (quận 5 lúc đó tương ứng với địa bàn quận 5 quận 10 và 11 hiện nay) được nhân dân, cán bộ ban chỉ huy quân sự quận 5, quận ủy quận 5 thành phố Hồ Chí Minh sau khi hội họp đã thống nhất lên tiếng xác nhận là người trong bức ảnh.
Lê Công Nà bị bắt lúc ở lại ngăn chặn đối phương cho đồng đội rút lui và bị giết lúc 16 giờ hơn, ngày mồng 4 tháng 02 năm 1968 (mồng 4 Tết) trên đường Minh Mạng cũ nay là đường Ngô Gia Tự. Theo Cán bộ quận 5 việc xác nhận chuyện Lê Công Nà( Nè) là người trong bức ảnh nhằm mục đích nói lên sự thật lịch sử chứ không phải tranh kể công lao.
Theo cán bộ quận 5 Lê Công Nà đã ở 2 năm ở Vườn Lài để xây dựng cơ sở.
Xác minh thân nhân người trong bức ảnh
- Từ đồng đội:
Bà Phạm thị Sứ tức Năm Bắc nguyên bí thư quận ủy quận 5 xác nhận sáng mồng 2 tết tại điểm nóng Vườn lài nơi tiểu đoàn 6 đóng quân mồng Hai Tết bà còn thấy Lê Công Nà còn mặc áo carô, hai bên có cười chào hỏi nhưng không kịp nói chuyện. Bà xác nhận người trong ảnh chính là Bảy Nà.
Trương thị Tý 85 tuổi (vào năm 1998) nguyên là cơ sở thành ủy thành phố Sài Gòn là cơ sở nuôi dưỡng Bảy Nà (Nè) hoạt động nội thành nhận ra người trong bức ảnh chính là Bảy Nà. Bà còn khẳng định trường hợp Trần Quốc Thảo cách 50 năm bà còn nhận ra, trường hợp Bảy Nà chỉ mới hai mươi mấy năm nên theo bà không khó để nhận dạng.
Nguyễn Văn Tứ Chánh thanh tra thành phố, nguyên thường vụ viên quận ủy quận 5, khẳng địnhBảy Nà bị bắt ở chùa Ấn Quang và đem đến bắn tại đây, ai cũng biết vì Bảy Nà là chỉ huy quân sự quận 5 chứ không phải chỉ là chiến sỹ nên nhiều người biết và tin lan xa.
Bà Vũ Xuân lý nguyên phó bí thư quận ủy quận 5 xác nhận người trong bức ảnh là Bảy Nà, ngoài ra Bảy Nà có đặc điểm là tóc rẽ ngôi tay mặt rất phù hợp với người trong bức ảnh.
Bà Ông Bích Liên cán bộ quận 5, bạn chiến đấu cũ của Bảy Nà, khẳng định lúc bà xem báo của miền Nam thời bấy giờ vào năm 1968 đã nhận ra Bảy Nà và lúc đó các đồng đội của bà khi xem hình trên báo đã khóc cho Bảy Nà bị tướng Loan bắn chết.
Ông Trương Văn Do khẳng định người trong ảnh là Bảy Nè.
- Từ anh ruột là Lê Công Tứ: ông Tứ nhìn bức ảnh và nhận ra đó chính là em của mình Lê Công Nà (Nè) ngoài ra ông khẳng định hai anh em rất giống nhau mà ông thì lại giống người trong bức ảnh.
Lê Công Nà tức Bảy Nà đi theo cách mạng lúc 21 tuổi có người yêu chưa có vợ.
Nếu người trong bức ảnh là Lê Công Nà (hoặc Nè) lúc bị bắt đang chiến đấu thì trường hợp này là tướng Loan đã bắn cán bộ chỉ huy cộng sản khi bắt được để trả thù vi phạm Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh.
[sửa] Xác định thời gian bị bắn
Có nhiều thông tin khác nhau về thời gian xảy ra sự kiện Nguyễn Ngọc Loan bắn người trên đường phố Sài Gòn.
[sửa] Ngày 1 tháng 2 năm 1968
Đài BBC và các báo đều đưa tin ngày bị bắn là 1 tháng 2 năm 1968 tức mồng một Tết Mậu Thân.
[sửa] Ngày 5 tháng 2 năm 1968
Ông Lê Ngọc Cung phóng viên AP đi theo tướng Nguyễn Ngọc Loan người được cho là nhân chứng xác nhận ngày bắn là Mồng 5 Tết Mậu Thân, khi đó chiến sự đã giảm các phóng viên mới đi theo được.
[sửa] Xác định địa điểm
Có nhiều thông tin khác nhau về nơi xảy ra sự kiện Nguyễn Ngọc Loan bắn người trên đường phố Sài Gòn.
[sửa] Thị Nghè
Một số nguồn tin cho rằng nơi bị bắn là gần cầu Thị Nghè (xem bài Nguyễn Ngọc Loan}
[sửa] Chợ Lớn
Đài BBC và các báo Việt Nam thì thường cho rằng nơi xảy ra sự kiện bức ảnh là ở Chợ Lớn.
[sửa] Ngã tư Ngô Gia Tự và Sư Vạn Hạnh
Ông Lê Ngọc Cung cựu phóng viên hãng AP là người được xem là nhân chứng xác nhận người bị bắt và bị bắn trong bức ảnh ở địa điểm Ngã tư Ngô Gia Tự và Sư Vạn Hạnh.
[sửa] Xác định cương vị người bị bắn
Hầu như các báo trong và ngoài nước đều cho rằng người bị bắn là một chiến binh cộng sản, song không thấy cứ liệu chính xác khẳng định hoặc bác bỏ rằng đó có phải là đảng viên cộng sản hay không, tùy theo nguồn tin mà người bị bắn có thể là chiến sỹ đặc công cộng sản, chiến sỹ biệt động thành, đại úy biệt động thành hoặc cán bộ quân sự cấp quận.
[sửa] Lý do bị bắt và bắn
- Do người bị bắt vi phạm luật chiến tranh: theo Neil Davis sau này tường thuật lại thì tướng Loan hôm đó nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ. Như vậy là không chịu bắt người bị tình nghi làm tù binh chiến tranh và giết người để trả thù.
- Do người bắn trả thù cho đồng đội: theo Lê Ngọc Cung phóng viên hãng AP, người tự cho là nhân chứng vụ thì người bị bắt trong bức ảnh bị lính Việt Nam Cộng Hòa bắt khi hành quân và lý do bị bắn là vì lính Giải phóng đã giết nhiều người của bên Việt Nam Cộng Hoà.
[sửa] Xác định tiêu chuẩn tù binh
Không có tư liệu khách quan, xác thực, đáng tin cậy về hoàn cảnh người bị bắt, có ở tình trạng đang chiến đấu trên chiến trường trong lúc có chiến tranh (hoặc đã đầu hàng trước khi bị bắt) nhưng các báo chí hiện nay, hầu như đều cho rằng người bị bắt là tù binh chiến tranh và bị bắn không đúng luật dù đó là luật pháp của Việt Nam Cộng Hòa, vì điều đó không phù hợp với Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh
Cũng như không có tư liệu xác thực đáng tin cậy về việc có gia đình cảnh sát gồm cả trẻ con bị đặc công Lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam giết hại ở gần cầu Thị Nghè cũng như sự liên đới trách nhiệm của người bị bắt và bắn chết.
[sửa] Tác động của bức ảnh
Đài BBC nhận định, bức ảnh đã gây sốc cho nhân dân Mỹ. Những người phản chiến dùng bức ảnh của E.Addams để phản bác lại tuyên bố của chính quyền Hoa Kỳ cho rằng cuộc chiến đang nghiêng về phía chính quyền hiếu chiến Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam.
Tháng Ba năm 1968 diễn ra cuộc biểu tình phản chiến bạo lực ở Hoa Kỳ và trong tháng Mười cảnh sát đã đụng độ với những người biểu tình.
Một năm sau đó, hàng triệu người Mỹ xuống đường đòi rút quân Mỹ trở về.
Bốn năm sau, Chính quyền Hoa Kỳ phải rút quân Mỹ về nước trên cơ sở Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng 01 năm 1973. Và cuộc chiến kết thúc hai năm sau đó bằng thắng lợi của quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
[sửa] Thông tin thêm
Hình ảnh bị bắn vào đầu và hình ảnh giãy chết của Nguyễn Văn Lém đã được phóng viên ảnh và quay phim nước ngoài ghi lại và được đài truyền hình Việt Nam chiếu 2 lần dạng phim tài liệu.
[sửa] Xem thêm
- Nguyễn Ngọc Loan
- Nguyễn Văn Lém
- Sự kiện Tết Mậu Thân
- Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh
- Chiến tranh Việt Nam