Mikoyan MiG-29
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
MiG-29 "Fulcrum" | |
---|---|
MiG-29 Không quân Nga | |
Kiểu | Máy bay chiến đấu đa năng |
Hãng sản xuất máy bay | Mikoyan |
Chuyến bay đầu tiên | 06 tháng 10-1977 |
Được giới thiệu | tháng 08-1983 |
Tình trạng | Phục vụ tích cực |
Hãng sử dụng chính | Không quân Nga Không quân Ấn Đô Không quân Ukraina Không quân Algérie |
Được chế tạo | 1984- |
Chi phí máy bay | năm 1998 có giá là 27 triệu USD |
Những phương án tương tự | MiG-33 MiG-35 |
Mikoyan MiG-29 (tiếng Nga: МиГ-29) (tên ký hiệu của NATO "Fulcrum" (Điểm tựa)) là một máy bay chiến đấu của Liên Xô được thiết kế cho vai trò giành ưu thế trên không. Được phát triển trong thập kỷ 1970 bởi phòng thiết kế Mikoyan, nó bắt đầu đi vào hoạt động năm 1983 và hiện vẫn phục vụ trong Không quân Nga cũng như tại nhiều quốc gia khác.
Mục lục |
[sửa] Sự phát triển
Lịch sử của MiG-29, giống như loại Sukhoi Su-27 "Flanker" to lớn, bắt đầu vào năm 1969 khi mà người Liên Xô học người Mỹ, lúc này trong Không quân Hoa Kỳ có chương trình máy bay "FX", mà kết quả đầu tiên là F-15 Eagle. Giới lãnh đạo của Liên Xô lúc bấy giờ đã nhận thức được những máy bay chiến đấu mới của Mỹ có công nghệ vượt trội hơn hẳn so với máy bay chiến đấu của Liên Xô lúc ấy. MiG-21 "Fishbed" là một mẫu máy bay nhanh, cơ động so với các mẫu máy bay tiêu chuẩn lúc ấy, nhưng nó lại thiếu phạm vi hoạt động lớn, mang được nhiều vũ khí, và khả năng tiềm tàng. MiG-23 "Flogger", được phát triển để chống lại F-4 Phantom II, nó rất nhanh và có nhiều không gian bên trong cho nhiên liệu và các linh kiện trang bị, nhưng nó lại thiếu khả năng thao diễn do khối lượng lớn hơn nhiều so với MiG-21. Liên Xô cần một loại máy bay cân bằng giữa sự nhanh nhẹn và hệ thống kỹ thuật hiện đại. Kết quả là, Hội đồng bộ trưởng Xô Viết đã đưa ra yêu cầu về Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel (PFI, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật cao cấp"). Yêu cầu trên đã bộc lộ nhiều tham vọng về một loại máy bay có phạm vi hoạt động lớn, thích nghi với chiến trường hẹp (bao gồm cả việc cất, hạ cánh trên đường băng ngắn), khả năng nhanh nhẹn linh hoạt cao, có tốc độ Mach 2+, và mang được vũ khí hạng nặng. Phác thảo khí động học cho loại máy bay mới phần lớn được thực hiện ở TsAGI, Viện khí động học Nga cùng sự hợp tác với Phòng thiết kế Sukhoi.
Tuy nhiên, vào năm 1971 người Xô Viết nhận thấy loại máy bay PFI có giá thành quá đắt mà họ lại rất cần một số lượng lớn, và chương trình máy bay PFI đã bị chia thành TPFI (Tyazholyi Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến hạng nặng") và LPFI (Legkiy Perspektivnyi Frontovoi Istrebitel, có nghĩa là "Máy bay chiến đấu chiến thuật hạng nhẹ"), chương trình LPFI có nhiệm vụ chế tạo một loại máy bay chiến đấu để chống lại chương trình "Máy bay chiến đấu hạng nhẹ" của Không quân Hoa Kỳ và F-16 Fighting Falcon và YF-17 Cobra. Loại máy bay chiến đấu hạng nặng vẫn được Sukhoi phát triển, kết quả là Su-27 "Flanker", trong khi loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ được Mikoyan phát triển. Thiết kế chi tiết của loại máy bay hạng nhẹ được tổng hợp thành Product 9, với tên gọi đầu tiên là MiG-29A vào năm 1974, chuyến bay đầu tiên diễn ra vào 06 tháng 10-1977. Những chiếc MiG-29 bị phát hiện đầu tiên bởi những vệ tinh do thám của Mỹ vào tháng 11-1977; nơi phát hiện ra chiếc MiG-29 có tên là Ram-L bởi vì nó được quan sát thấy tại Trung tâm bay thử nghiệm Zhukovsky gần thành phố Ramenskoye. Phương Tây đưa ra suy đoán Ram-L có dáng vẻ giống với YF-17 Cobra và động cơ là loại động cơ phản lực Tumansky R-25.
Với những tai nạn trong khi thử nghiệm của 2 mẫu do lỗi động cơ đã gây ra sự nghi ngờ đối với chương trình, phiên bản sản xuất MiG-29B bắt đầu phục vụ vào tháng 8-1983 tại căn cứ không quân Kubinka. Người ta chỉ thực sự công nhận MiG-29 sau những cuộc thử nghiệm vào năm 1984, ngay sau đó họ đã cung cấp những chiếc máy bay cho Không quân Xô Viết. MiG-29 phục vụ tại những căn cứ tiền tuyến của VVS (không quân Xô Viết) vào giữa những năm 1980. Trong khi loại máy bay hạng nặng tầm xa Sukhoi Su-27 được giao vai trò nguy hiểm hơn là không đối không chống lại những vũ khí đắt tiền của NATO, MiG-29 nhỏ hơn được dùng thay thế trực tiếp MiG-23 trong vai trò không chiến trực diện. Fulcrum được bố trí tại các căn cứ tiền tuyến, nhằm tăng khả năng cơ giới của những đơn vị quân đội Xô Viết tại đó. MiG-29 có nhiệm vụ là hộ tống cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ và ngăn chặn đối phương dùng đường hàng không vận chuyển hàng hậu cần, bảo vệ những mục tiêu đặc biệt dưới mặt đất chống lại những mối nguy hiểm từ F-15 và F-16 của NATO. Những chiếc MiG-29 đảm bảo cho các lực lượng dưới đất có thể hoạt động an toàn không bị ảnh hưởng bởi những mối đe dọa trên không, nó còn có nhiệm vụ dọn dẹp các chướng ngại vật phía trước cho các đơn vị dưới mặt đất tiến lên.
Ở Phương Tây, loại máy bay chiến đấu mới của Liên Xô có tên ký hiệu của NATO là "Fulcrum-A" cho mẫu chế tạo đầu tiên MiG-29A, và tên ký hiệu này được thừa nhận rộng rãi cho mẫu MiG-29A, trong khi đó loại máy bay mới này vẫn là một ẩn số đối với Phương Tây lúc đó. MiG-29B được xuất khẩu rộng rãi nhưng nó có một số thiết kế thay đổi, nó được biết đến với tên MiG-29B 9-12A và MiG-29B 9-12B (cho các nước thuộc khối Hiệp ước Warszawa và các nước ngoài khối này), nó có hệ thống điện tử hạn chế và không mang được vũ khí hạt nhân. Tổng cộng đã có khoảng 840 chiếc MiG-29B được sản xuất. MiG-29 xuất hiện công khai trước Phương Tây lần đầu tiên khi nó có một cuộc viếng thăm đến Phần Lan vào tháng 7-1986. 2 chiếc MiG-29 cũng được đem đến tham dự triển lãm hàng không Farnborough tại Anh vào tháng 9-1988. Các chuyên gia Phương Tây rất ấn tượng về khả năng không thể chỗi cãi và sự nhanh nhẹn khác thường của MiG-29, nhưng MiG-29 lại quá nhiều khói do động cơ Klimov của nó gây ra.
MiG-29 được xuất khẩu cho Algeria, Bangladesh, Bulgaria, Cuba, Sec, Eritrea, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hungary, Ấn Độ, Iran, Iraq, Malaysia, Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Peru, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Syria, và Yemen. Các nước thuộc Liên Xô (cũ) Belarus, Kazakhstan, Moldova, Turkmenistan, Ukraine, và Uzbekistan đã cho một số lớn MiG-29 nghỉ hoạt động sau khi Liên Xô tan rã; một số vẫn còn hoạt động, một số đem bán như 34 chiếc MiG-29 đã được Moldova bán cho nước ngoài.
Những phiên bản hiện đại của MiG-29 với hệ thống điện tử tinh vi đã được giải quyết bởi Liên Xô, nhưng những phiên bản đa nhiệm vụ của Mikoyan, bao gồm phiên bản dành cho tầu sân bay MiG-29K không bao giờ được sản xuất với số lượng lớn. Trong thời đại hậu Xô Viết, việc phát triển MiG-29 của Mikoyan đã thất bại do những xung đột chính trị với đối thủ là Sukhoi. Một số phiên bản tiên tiến hơn dành cho xuất khẩu vẫn được theo đuổi, và những phiên bản nâng cấp cho những chiếc miG-29 của Nga hiện nay vẫn tỏ ra thích hợp. Một số phiên bản mới của MiG-29 hiện đang được phát triển với tên gọi MiG-29SMT và MiG-29M1/M2. Hơn nữa phiên bản dành cho tàu sân bay MiG-29K , lại tiếp tục được nghiên cứu cho tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ (trước đây nguyên mẫu là tàu sân bay Admiral Gorshkov (đô đốc Gorshkov) của Nga). Phiên bản MiG-29K trước đây được phát triển để trang bị cho tàu sân bay Admiral Kuznetsov (đô đốc Kuznetsov), nhưng loại Su-33 "Flanker-D" to lớn đã được ưu tiên trang bị cho tàu này. Người Xô Viết không gán các tên ký hiệu cho máy bay của mình, mặc dù tên biệt danh không chính thức là chuyện bình thường.
[sửa] Đặc điểm chi tiết
[sửa] Thiết kế đặc biệt
Vì nó được phát triển cùng với những thông số cơ bản được đưa ra bởi TsAGI cho nguyên bản chính PFI, MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27, nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú ý. Nó được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và vật chất composite. Nó có cánh hình mũi tên được mở góc 40°, 2 cánh phụ ở rìa đuôi máy bay và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ.
MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và 3 máy lái tự động truyền dẫn bằng trục SAU-451, không giống với Su-27, nó không có hệ thống điều khiển bằng dây. Dù sao, nó rất nhanh nhẹn, thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định, góc tấn công cao, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9-g (88 m/s²) khi thao diễn. Hệ thống điều khiển có giới hạn "mềm" ngăn cản phi công muốn vượt qua giới hạn gia tốc g và góc alpha (góc tấn công), nhưng nó có thể bị vô hiệu hóa bằng thao tác của phi công. Trong cuộc tập trận chung của Không quân Mỹ-Đức, những chiếc MiG-29 9-12A thuộc phiên bản xuất khẩu đã giành chiến thắng trước F-16 Fighting Falcon trong những cuộc không chiến phạm vi hẹp, MiG-29 khi tập trận đã sử dụng hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) và hệ thống ngắm mục tiêu nằm ở phần đầu máy bay, cộng thêm tên lửa Vympel R-73 (NATO AA-11 'Archer').
[sửa] Động cơ
MiG-29 có 2 động cơ phản lực Klimov RD-33 được lắp đặt với khoảng không gian rộng rãi, mỗi động cơ có công suất là 50.0 kN và 81.3 kN với nhiên liệu phụ trội. Khoảng không gian giữa 2 động cơ đã sinh ra lực nâng, do đó giảm đáng kể lực tác dụng lên cánh tải, một cải tiến lợi dụng lực sinh ra từ chỗ trống giữa 2 động cơ. Động cơ được đặt dọc theo các ống lấy không khí được thiết kế ngay dưới cánh, có độ dốc thay đổi được nhằm tăng tốc độ. Nó có nột sự thích nghi hoàn toàn với điều kiện thời tiết tại chiến trường. Nó có thể hoàn thành cất cánh, hạ cánh và bay với vận tốc thấp trong mọi thời tiết. Trong những trường hợp này, những động cơ nhận được luồng không khí xuyên qua mái hắt của cánh máy bay, nó tự động mở khi đầu vào của không khí dưới cánh máy bay bị đóng. Những phiên bản sau này, thay thế mái hắt ở phần lưng màn chắn bằng lưới tại những khe hút gió, giống như Su-27.
[sửa] Hệ thống nhiên liệu
MiG-29B chỉ chứa được 4,365 lít nhiên liệu được lưu trữ trong 6 thùng chứa, 4 ở trong thân và mỗi cánh một thùng. Do chứa được khối lượng nhiên liệu hạn chế nên nó có phạm vi hoạt động hẹp, không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của một máy bay phòng thủ bề mặt. Để phục vụ trong những chuyến bay dài, nó cần được cung cấp thêm một lượng nhiên liệu phụ là 1,500 lít, được chứa trong một thùng chứa nằm ở tâm máy bay, trong các phiên bản sau, 2 thùng nhiên liệu phụ đã được thêm vào dưới cánh, mỗi thùng chứa 1,150 lít nhiên liệu. Ngoài ra một số nhỏ MiG-29 được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, cho phép máy bay ở trên không lâu hơn trong một chuyến bay, hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho máy bay từ máy bay vận tải gồm có một ống kim loại đặt ở đầu máy bay nhận nhiên liệu và một ống tiếp có phễu từ máy bay vận tải. Một số khung máy bay MiG-29B đã được nâng cấp lên thành loại "Fatback" (MiG-29 9-13), phiên bản này có thêm một thùng nhiên liệu bên trong được gắn dưới lưng. Một số phiên bản tiên tiến, như MiG-35, có thể mang thêm một thùng nhiên liệu nữa dọc lưng máy bay cho phù hợp với nhiệm vụ, dẫu rằng không có thùng nhiên liệu này cũng không ảnh hưởng gì đến việc thực hiện nhiệm vụ,
[sửa] Buồng lái
Loại ghế dành cho phi công là loại ghế phóng Zvezda K-36DMn, nó thể hiện một cách ấn tượng trong trường hợp thoát khẩn cấp dành cho phi công. Buồng lái của MiG-29 vẫ có một số thiết bị theo quy ước, với màn hình hiển thị (HUD) và hệ thống hiển thị trên mũ của phi công Shchel-3UM, nhưng nó không có HOTAS (tương tác phi công và hệ thống điều khiển bay). Những phiên bản nâng cấp được giới thiệu với "buồng lái thủy tinh" được trang bị màn hình hiển thị đa chức năng tinh thể lỏng (LCD) và một hệ thống HOTAS thật sự
[sửa] Thiết bị điện tử
MiG-29B có một hệ thống radar tấn công Phazotron RLPK-29 (Radiolokatsyonnyi Pritselnyi Kompleks) gồm radar xung-Doppler N-019 ((Sapfir 29; tên ký hiệu của NATO "Slot Back"), radar xung-Doppler phát hiện theo dõi và khóa mục tiêu và một máy tính Ts100.02-02. Phiên bản radar gốc của MiG-29 là N-019A, nó đã đặt MiG-29 ngang hàng với những bản sao cảu Phương Tây, điều này đã gây nên những thất vọng đối với VVS (Không quân Xô Viết). Nó có thiếu sót nghiêm trọng trong phạm vi tầm nhìn từ xa (BVR) khi không chiến. MiG-29 theo dõi mục tiêu từ khoảng cách 70 km (38 nm) phía trước mặt và 35 km (19 nm) phía sau. Phạm vi theo dõi máy bay ném bom được mở rộng gấp 2 lần. 10 mục tiêu có thể hiện lên trên màn hình theo dõi, nhưng radar chỉ khóa một mục tiêu cho tên lửa điều khiển bán chủ động từ radar máy bay (SARH). Bộ xử lý tín hiệu cũng gặp rắc rối khi gặp phải những quấy phá từ mặt đất, và phạm vi trong phát hiện theo dõi tầm xa đã được giảm bớt. Nó cũng khá dễ bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện tử. Điều này có nghĩa là MiG-29 không có khả năng sử dụng loại tên lửa tầm xa SARH mới đáng tin cậy Vympel R-27 (NATO AA-10 "Alamo") trong phạm vi lớn.
Bí mật của loại radar N-019 đã bị một kỹ sư thiết kế của Phazotron là Adolf Tolkachev cung cấp cho CIA vào năm 1986. Để đáp lại mọi rắc rối, Liên Xô vội vàng đưa ra phiên bản radar sửa đổi N019M Topaz cho loại MiG-29S cải tiến. Tuy nhiên, VVS vẫ chưa thỏa mãn với tính năng của hệ thống và yêu cấu những bản cải tiến khác. Phiên bản nâng cấp mới đây được trang bị loại radar N-010 Zhuk-M, có một mạng anten 2 chiều, cải thiện phạm vi hoạt động, và khả năng xử lý nhiều tình huống, với nhiều khả năng tương thích với loại tên lửa không đối không Vympel R-77 (hay RVV-AE) (NATO AA-12 "Adder"). Một phần hữu ích từ MiG-29 được áp dụng vào Sukhoi Su-27 là hệ thống S-31E2 KOLS, một sự kết hợp giữa bộ phận đo khoảng cách bằng tia laser (kính trắc viễn laser) và IRTS (tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại) trong một bộ phân được goi là "con ngươi" ở phía trước vòm buồng lái. Nó có thể kết hợp với radar hoặc sử dụng độc lập, và cung cấp độ chính xác một cách đặc biệt cho quá trình ngắm bắn bằng radar hay máy tính.
[sửa] Vũ khí
Trang bị cho MiG-29 bao gồm một pháo đơn 30 mm GSh-30-1. Lúc đầu nó có 150 viên đạn, nhưng sau này bị giảm xuống còn 100 viên trong các phiên bản sau này của MiG-29. MiG-29B nguyên bản không thể khai hỏa pháo khi nó mang thùng nhiên liệu ở giữa thân máy bay vì nó ngăn cản việc tống vỏ đạn ra ngoài. Vấn đề này sau đó được sửa chữa trong MiG-29S và các phiên bản sau đó. 3 giá treo được gắn vào mỗi cánh (4 giá treo ở một số phiên bản). Trong mỗi giá treo có một thùng nhiên liệu chưa được 1,150 lít nhiên liệu, mỗi giá treo mang được 1 tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 "Alamo"), hoặc bom không điều khiển hoặc rocket. Một số máy bay Xô Viết có thể mang 1 quả bom hạt nhân tại giá treo đặc biệt nằm ở giữa thân. Những điểm treo phía ngoài thường mang tên lửa không chiến R-73 (AA-11 "Archer"), mặc dù một số vẫn sử dụng loại tên lửa cũ R-60 (AA-8 "Aphid"). MiG-29B nguyên bản có thể mang bom đa dụng và tên lửa không điều khiển, đây không phải là vũ khí thông minh. Những phiên bản nâng cấp được cung cấp bom điều khiển bằng laser và bom quang học (electro-optical bomb), cũng như tên lửa không đối đất và không đối biển.
[sửa] MiG-29 phục vụ tại Đức
Cộng hòa Dân chủ Đức mua 24 chiếc MiG-29 (20 chiếc MiG-29A và 4 chiếc MiG-29UB), những chiếc máy bay này bắt đầu phục vụ từ năm 1988. Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ nước Đức tái thống nhất vào năm 1990, những chiếc MiG-29 của Đông Đức được sát nhập vào Không quân Đức (Luftwaffe), chúng được nâng cấp bởi DaimlerChrysler Aerospace (hiện nay là EADS) thành phiên bản MiG-29G và MiG-29GT để có thể tương thích với vũ khí tiêu chuẩn của NATO. Từ năm 1993, những chiếc MIG-29 đã được biên chế vào đơn vị không quân JG 73 "Steinhoff" ở Laage gần Rostock. Năm 2003, những phi công của Luftwaffe đã bay hơn 30,000 giờ trên MiG-29. Trong quá trình phục vụ Luftwaffe một chiếc MiG-29 "29+09" đã bị phá hủy bởi một tai nạn vào ngày 25 tháng 6-1996 do lỗi của phi công. Vào tháng 09-2003, 23 chiếc MiG-29 còn lại đã được Không quân Đức chuyển cho Không quân Ba Lan với giá tượng trưng là 1 euro một chiếc. Những chiếc MiG-29 của Đức rất cần thiết cho Ba Lan sau khi những chiếc MiG-21 và MiG-23 nghỉ hưu vào năm 2003, lúc này Ba Lan chỉ có 22 chiếc MiG-29 để bảo vệ không phận; những chiếc MiG-29 mới được chuyển đến đã nâng số MiG-29 của Ba Lan lên 45 chiếc (trong đó có 8 chiếc là phiên bản huấn luyện). Những chiếc MiG-29 của Ba Lan hiện nay đang được biên chế trong Phi đội không quân chiến thuật số 1 (1. elt) ở Mińsk Mazowiecki và Phi đội không quân chiến thuật số 41 (41. elt) ở Malbork.
Người Ba Lan trước đây đã cho Israel thuê một chiếc MiG-29 đánh giá khả năng và chiếc MiG-29 này đã từ Israel bay về Ba Lan.
Vào tháng 03-1991, một chiếc MiG-29 phục vụ trong không quân Đức đã được chuyển tới Không quân Hoa Kỳ cùng với một số chiếc Sukhoi Su-22 và MiG-23 để đánh giá, kiểm tra.
[sửa] Lịch sử không chiến
MiG-29 được nhìn thấy trong các cuộc không chiến lần đầu tiên vào những năm 1980 trong suốt chiến tranh Iran-Iraq, trong cuộc chiến này những quả bom không điều khiển và rocket đã được sử dụng để phá hủy mọi thứ. Trong suốt cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan, MiG-29 của Liên Xô đã hạ một chiếc Su-20 Fitter của Không quân Afghan khi nó đang đào thoát khỏi Afghan. MiG-29 còn được nhìn thấy trong chiến tranh vùng Vịnh, chúng được điều khiển bởi những phi công Iraq, Serbia chống lại những lực lượng quân sự to lớn của Phương Tây, và trong cuộc chiến giữa Eritrea và những chiếc Su-27 Flanker của Ethiopian.
Nhiều học giả thuộc Liên hiệp những nhà khoa học Hoa Kỳ, xác nhận trong các cuộc không chiến, MiG-29 có khả năng tốt hơn F-15 Eagle hay F-16 Fighting Falcon. MiG-29 thuộc Không quân Đức (Luftwaffe) đã chứng minh những lợi thế trong các cuộc không chiến tầm gần khi tham gia khóa huấn luyện với những sứ mệnh chống lại F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet của Phương Tây. Thành công của MiG-29 trong suốt chương trình DACT phần nào nhờ vào thiết bị hiển thị tầm nhìn trên mũ của phi công (HMS), giúp cho phi công ngắm khóa mục tiêu và hướng dẫn cho tên lửa Vympel R-73 Archer SRM. Hệ thống HMS cho phép phi công khóa chặt bất cứ mục tiêu nào xuất hiện trong tầm nhìn và thuộc phạm vi hoạt động hiệu quả của tên lửa. Tương phản với hệ thống này, những máy bay chiến đấu của Mỹ lại khóa mục tiêu hiển thị ngay trên một màn hình nhỏ nằm phía trước mũi máy bay. Tuy nhiên, không quân Mỹ cũng sử dụng hệ thống hiển thị này gắn trong mũ của phi công (gọi là Hệ thống tín hiệu liên kết trên mũ) liên kết với tên lửa AIM-9 Sidewinder vào cuối năm 2003 và nó có thể chiếm ưu thế chống lại những chiếc MiG-29 của Đức trên chiến trường.
Trong cuộc chiến tại Iraq và Serbia, người Mỹ và đồng minh đã thiết lập thành công sự tấn công yểm trợ trên không, khiến cho những chiếc MiG-29 chỉ có cơ hội rất nhỏ để đáp trả và áp đặt một sự thách thức. Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, MiG-29 của Iraq bị bắn hạ duy nhất là do bị tên lửa của một chiếc MiG-29 khác cùng phi đội bắn nhầm. Trong trường hợp khác, một chiếc MiG-29 cũng bắn nhầm vào một chiếc MiG-23 khi xảy ra chiến tranh vùng vịnh. Có 8 chiếc MiG-29 của Iraq đã chạy chốn sang Iran và hiện đang phục vụ trong không quân Iran. Theo phía Mỹ, quân đồng minh đã bắn hạ 5 chiếc MiG-29 trong thời gian chiến sự.
Những chiếc MiG-29 của Serbia có 15 năm tuổi thọ và không có phụ tùng thay thế do lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này. Trong một trận không chiến, đa số được tìm thấy thì có một vài hệ thống không hoạt động mà được thay đổi hiệu năng của máy bay. 6 chiếc (trong số 14 chiếc tấn công và 2 chiếc huấn luyện) đã bị bắn hạ, một chiếc bị hư hại (sau đó đã được dùng làm mồi nhử và bị phá hủy trên mặt đất), và thêm vào đó là 3 chiếc cũng bị phá hủy trên mặt đất (tổng cộng là 10 chiếc bị phá hủy). Một chiếc đã bị mất trong một tai nạn do phi công, may mắn là người phi công vẫn sống sót, chiếc máy bay của anh ta đã chết máy trong khi hạ cánh. 2 phi công Serbia đã thiệt mạng trong cuộc chiến. MiG-29 cũng được sử dụng trong Cuộc nội chiến Nam Tư, hầu hết là những nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên mặt đất.
Một chiếc MiG-29 của Cuba đã bắn hạ 2 chiếc máy bay dân sự loại Cessna 337 của tổ chức phản động người Cuba lưu vong có tên gọi Tổ chức giải phóng những người anh em vào năm 1996.
Vào năm 1999, Không quân Eritrea thông báo đã bắn hạ 4 chiếc MiG-21 và MiG-23 của Ethiopia bằng MiG-29, và năm 2000 họ lại bắn hạ một chiếc MiG-21 nữa. Phía Ethiopia cũng thống báo những chiếc Sukhoi Su-27 của họ đã hạ 5 chiếc MiG-29 của Eritrea. Người ta cho rằng những phi công của Nga và Ukraina đã huấn luyện cho các phi công của 2 nước này.
Trong quá trình phục vụ ở Syria, những chiếc Fulcrum đã được sử dụng để bay phòng không và tuần tiễu từ Syria đến Liban. Những phi công Syria đã khen ngợi sự linh hoạt và hệ thống vũ khí của MiG-29. Mọi phi công của Syria lái MiG-29 đều giàu kinh nghiệm và được huấn luyện tốt nhất trong lực lượng không quân. Quá trình huấn luyện nặng và sự cố gắng nỗ lực là điều tốt nhất để chống lại kẻ thù xâm lược.
Những chiếc MiG-29 của Ấn Độ được trông thấy trong suốt cuộc chiến tranh Kargil tại Kashmir. MiG-29 hộ tống những chiếc Mirage 2000 thực hiện nhiệm vụ ném bom điều khiển bằng laser vào các mục tiêu của quân địch và MiG-29 có chức năng lớn hơn là duy trì sức mạnh trên không. Tuy nhiên, sau khi những chiếc MiG-21 và MiG-23 bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không Pakistan, những chiếc máy bay Ấn Độ bắt đầu bay cao hơn. Những chiếc MiG-29 Fulcrum của Ấn Độ được biết đến với cái tên Baaz (có nghĩa là đại bàng trong tiếng Hindi). Chúng được nâng cấp nhiều lần và là một đối thủ đáng gờm của nhiều loại máy bay chiến đấu trên mọi địa hình chiến trường. Không quân Ấn Độ đã sửa đổi và thử nghiệm thành công những chiếc MiG-29 bắn loại tên lửa BVR (loại tên lửa hạ mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn) R-77 Adder. Người ta tin rằng mọi chiếc MiG-29 của Không quân Ấn Độ đều được nâng cấp để sử dụng R-77 Adder như một thứ vũ khí tiêu chuẩn. MiG-29 cũng được sửa đổi để tương thích với các loại tên lửa BVR do Ấn Độ tự phát triển nằm trong chương trình có tên là Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp (hay tên gọi tắt là Astra).
[sửa] MiG-29 tại Hoa Kỳ
Năm 1997, Hoa Kỳ mua được 21 chiếc MIG-29 của Moldova để phục vụ việc đánh giá hiệu năng và phân tích, dưới hiệp định Hợp tác chống mối đe dọa từ bên ngoài. 14 chiếc trong số đó là phiên bản "Fulcrum-C", phiên bản này được trang bị radar làm nhiễu và có thể mang vũ khí hạt nhân. Việc Hoa Kỳ mua MiG-29 của Moldova, đã cản trở việc Iran mua MiG-29 của Nga. Vào cuối năm 1997, những chiếc MiG-29 được chuyển đến Trung tâm tình báo không trung quốc gia (NAIC) tại Căn cứ không quân Wright-Patterson gần Dayton, Ohio. Một chiếc "Fulcrum-C" của Moldova hiện nay đang được bảo quản tại một nhà để máy bay phục chế thuộc sở hữu của bảo tàng không quân quốc gia Hoa Kỳ tại Wright-Patterson, còn những chiếc khác được cất giữ trong các căn cứ không quân khác. Số phận những chiếc MiG-29 của Moldova không được tiết lộ, nhiều người tin rằng chúng đã bị loại bỏ.
Một nhà sưu tập cá nhân, Don Kirlin, có 2 chiếc MiG-29 được mua lại từ Kyrgyzstan, những chiếc MiG-29 này thiếu hệ thống điện tử và vài chi tiết khác. Hiện nay chúng đang được đặt tại Quincy, sân bay bang Illinois. Theo những công nhân làm việc tại sân bay, Kirlin đã trả 100,000 $US cho mỗi chiếc máy bay.
[sửa] Trưng bày MiG-29
6 chiếc MiG-29 của Không quân Moldova hiện nay đang được trưng bày tại Hoa Kỳ gồm các địa điểm:
- Căn cứ Không quân Goodfellow ở San Angelo, Texas.
- Căn cứ Không quân của Hải quân Fallon.
- Trung tâm tình báo không trung quốc gia Hoa Kỳ (NAIC) tại Căn cứ không quân Wright-Patterson, Ohio.
- 2 chiếc MiG-29 tại Căn cứ không quân Nellis. Một chiếc bên ngoài Trung tâm huấn luyện và một chiếc trong nhà chứa máy bay cạnh một chiếc MiG-23.
- 1 chiếc tại nhà chứa phục hồi máy bay Viện bảo tàng không quân quốc gia Hoa Kỳ gần Dayton, Ohio. Tháng 12-2006, nó được sơn lại và trang trí. Sau khi hoàn thành, nó đươc mang vào trong khu trưng bày chính của bảo tàng.
[sửa] Biến thể
- 9-01: mẫu sản xuất đầu tiên.
- MiG-29 "Fulcrum-A" (Sản phẩm mã số 9.12): phiên bản sản xuất đầu tiên, bắt đầu phục vụ năm 1983.
- MiG-29B-12 "Fulcrum-A" (Sản phẩm mã số 9.12A): phiên bản xuất khẩu với ít tính năng cho các nước ngoài khối Hiệp ước Warszawa. Không mang được vũ khí hạt nhân và có hệ thống rada, EMC và IFF kém hiện đại.
- MiG-29UB-12 "Fulcrum-B" (Sản phẩm mã số 9.51): Phiên bản huấn luyện 2 chỗ. Thiếu radar và pháo GSh-30. Cái ghế thứ 2 nối liền với thiết bị HUD và kính ngắn, ghế phóng là loại Zvezda K-36DM. Nó không có radar thay vào đó là một modul, với modul này huấn luyên viên có thể đưa ra các tình huống giả định trong trận đánh và các trường họp khẩn cấp. UB có nghĩa là Uchebno-Boevoi (huấn luyện viên chiến đấu) ám chỉ là nó có thể chiến đấu, nhưng với việc thiếu radar và súng thì điều này không chắc. Có những tùy chọn nâng cấp sẵn sàng cho MiG-29UB, bao gồm radar tăng cường cho khả năng chiến đấu.
- MiG-29S "Fulcrum-C": nó có kiểu khung máy bay gần giống với phiên bản "Fatback" MiG-29B cũ hơn. Nhưng điều khác biệt xuất hiện trong hệ thống điều khiển chuyến bay. 4 máy tính tăng thêm sự điều khiển ổn định và tăng góc tấn công (AoA) lên thêm 2°. Hệ thống điều khiển chuyến bay cơ khí thủy lực được cải tiến cho phép phi công dễ dàng điều khiển máy bay hơn trong các pha nhào lộn. MiG-29S được thêm vào một "cái bướu" nằm trên lưng thân máy bay (nó có biệt danh là "Fatback"), người ta tin rằng đầu tiên nó được dùng để chứa nhiên liệu phụ, nhưng thật ra, phần lớn thể tích của bộ phận này được dùng để chứa hệ thống L-203BE Gardenyia-1 ECM. Nhiên liệu của MIG-29S có thể so sánh được với F-16. Trong tải các giá treo được nâng cấp để có thể chịu trọng lượng lên tới 4000 kg (8820 lb). Tổng cộng máy bay có trọng tải là 20,000 kg (44,000 lb).
Ở phiên bản MiG-29S, pháo GSh-30-1 đã bị loại bỏ thay thế vào đó là thùng nhiên liệu, nó có 8 giá treo vũ khí, nó cũng nâng cấp để mang loại tên lửa mới cải tiến là R-27E (AA-10 "Alamo") có tầm bay gấp 1.5 lần loại R-27 nhờ vào động cơ lớn của nó. MiG-29S còn mang được loại tên lửa không đối không trang bị radar tích cực mới R-77 (AA-12 "Adder"). MiG-29S có thêm hệ thống IRST kết hợp với radar mô phỏng, phiên bản nâng cấp cuối cùng của MIG-29S có gắn thêm radar Phazotron N-019M và Thiết bị kiểm tra cài đặt sẵn (BITE) (đặc biệt là radar) nhằm giảm sự phục thuộc vào các thiết bị. MiG MAPO gọi nó MiG-29SD . MiG-29S có các phiên bản nâng cấp là 'MiG-29 SE/SD/SM', kết hợp với MiG-29K dành cho hải quân, đã khuyến khích MAPO tiến tới phiên bản đa chức năng MiG-29M (hay MiG-33) "Super Fulcrum". Có 48 chiếc MIG-29S đã được chế tạo cho Không quân Xô Viết trước khi số tiền dành cho chương trình bị cắt. Người ta không biết có bao nhiêu phiên bản nâng cao của MiG-29S và có bao nhiêu phiên bản đa năng MiG-29SM.
- MiG-29SD/S-13 "Fulcrum-C" (Sản phẩm mã số 9.13):giống như 9.12, nhưng [[thân máy bay được mở rộng để chứa nhiên liệu và máy làm nhiẽu tích cực Gardeniya.
- MiG-29SE/S-13 "Fulcrum-C" (Sản phẩm mã số 9.13S): nó có phần khung giống 9.13, nhưng được nâng cấp giá treo vũ khí chịu trọng tải mỗi điểm là 4,000 kg, và cung cấp thêm 2 thùng nhiên liệu phụ dưới cánh. Radar là loại N019ME, cung cấp khả năng theo dõi 10 mục tiêu và tiêu diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Tương thích với tên lửa không đối không Vympel R-77 (AA-12 'Adder') (tương tự như loại AIM-120 AMRAAM).
- MiG-29SM "Fulcrum-C" (Sản phẩm mã số 9.13M): giống như 9.13, nhưng có khả năng mang tên lửa không đối đất dẫn đường, màn hình hiển thị TV và bom laser có điều khiển KAB-500KR, tên lửa Kh-29T , Kh-31A và Kh-31P.
- MiG-29M /ME / MiG-33 ("Super Fulcrum") "Fulcrum-E" (Sản phẩm mã số 9.15): phiên bản đa năng cao cấp, với khung máy bay được thiết kế nhẹ chế tạo từ hợp kim nhôm-liti. Hệ thống điều khiển cơ khí được thay thế bởi hệ thống lái bằng dây tương tự. Động cơ điều chỉnh hướng phụt RD-33K với công suất là 86 kN mỗi ống (đốt nhiên liệu phụ). Trọng lượng vũ khí mang theo tăng thêm 4,500 kg, và thùng nhiên liệu trong thân máy bay nâng tầm bay tối đa lên 2,000 km (với thùng nhiên liệu phụ). Radar được thay thế bởi loại N010 "Zhuk", cung cấp bản đồ về mặt đất và địa hình cho phi công. Buồng lái kính hiển thị mới, gồm 2 màn hình đa chức năng loại CRT (MFDs). Tương thích với tên lửa không đối không R-77, có 8 giá treo vũ khí (4 mỗi cánh). Trước đây người Nga có dự định thay thế những phiên bản cũ của MiG-29 bằng MiG-29M, nhưng ngân sách đã bị cắt khiến việc trang bị của Không quân Nga (VVS) bị dừng lại.
- MiG-29UBM (Sản phẩm mã số 9.61): phiên bản huấn luyện 2 chỗ của MiG-29M. Không bao giờ được chế tạo.
- MiG-29SMT (Sản phẩm mã số 9.17): phiên bản nâng cấp của MiG-29 nguyên gốc, chứa đựng nhiều chi tiết nâng cao cho MiG-29M. Thêm thùng nhiên liệu phụ mở rộng tầm bay tối đa lên 2,100 km (với nhiên liệu phụ). Buông lái nâng cấp với 2 màn hình lớn hiển thị màu đa chức năng (MFDs) và 2 màn hình hiển thị đơn sắc loại LCD (màn hình tinh thể lỏng). Radar cải tiến N019MP thêm vào chức năng theo dõi các mục tiêu dưới đất và mở rộng phạm vi hoạt động. Động cơ là loại RD-43, lực đẩy là 98.1 kN. Khối lượng vũ khí mang theo tăng thêm 4,500 kg, giống với những vũ khí lựa chọn riêng cho phiên bản MIG-29M. Phiên bản này hiện nay đang phục vụ trong không quân Nga, Yemen, Algérie, và Syria.
- MiG-29K "Fulcrum-D" (Sản phẩm mã số 9.31): phiên bản hải quân, giống như MiG-29M trừ nó có thể gấp cánh được, có cần móc vào dây cáp khi hạ cánh trên tàu sân bay. Nó được chọn để trang bị cho lớp tàu sân bay Admiral Kuznetsov, nhưng kế hoạch đã bị bãi bỏ.
- MiG-29KVP: phiên bản huấn luyện hải quân hạng nhẹ với móc hãm, tiếp dầu trên không, nhưng không gập cánh như MIG-29K.
- MiG-29KUB "Fulcrum-D" (Sản phẩm mã số 9.41): phiên bản nâng cấp cho Hải quân Ấn Độ. Dựa vào 9.13, nhưng với thùng nhiên liệu phụ ở giữa thân máy bay và vòm gấp. Buồng lái có màn hình hiển thị tinh thể lỏng MFDs, và một hệ thống số điều khiển chuyến bay thay thế hệ thống điều khiển cũ. Thích hợp với những vũ khí của MiG-29M và MiG-29SMT.
- MiG-29UBT (Product 9.51T): giống phiên bản SMT cải tiến, nhưng cho MiG-29UB.
- MiG-29M2: máy bay 2 chỗ đa chức năng, dùng khung của MiG-29M (cõ lẽ được dựa vào MiG-29UBM). Khả năng giống 9.15, nhưng với màn hình hiển thị trong buồng lái là màn hình LCD và hệ thống điều khiển số. Người ta đã xây dựng phiên bản một chỗ MiG-29M1 nhưng lại không được chế tạo, nhưng nếu được sản xuất, nó sẽ giống phiên bản nâng cấp 9.41 MiG-29K.
- MiG-29N: phiên bản xuất khẩu cho Malaysia, giống như MiG-29SD nhưng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, cải tiến hệ thống dẫn đường và nâng cấp động cơ.
- MiG-29UBN: phiên bản huấn luyện 2 chỗ cho Malaysia.
- MiG-29MaE hoặc MiG-29MEh hoặc MiG-29EM: phiên bản xuất khẩu của MiG-29M.
- MiG-29MR: phiên bản trinh sát của MiG-29M.
- MiG-29OVT / MiG-35 "Fulcrum-F": đây là phiên bản sản xuất gần đây nhất của MiG-29 với động cơ điều chỉnh hướng phụt và công nghệ điều khiển dây. Nó sử dụng khung của MiG-29M1. Nó rất nhanh nhẹn và tầm bay là 2,139 km (1,329 dặm). Với hệ thống điện tử cải tiến, hệ thống vũ khí, HOTAS (Thanh điểu khiển kiểu phương tây), vũ khí không đối không và không đối đất được cải tiến, đặc biệt là hệ thống phòng thủ điện tử đồng bộ. Nó không bị rằng buộc bởi hệ thống kiểm soát ngăn chặn từ mặt đất (GCI) và có thể thao tác độc lập. Nó có 8 giá treo vũ khí và có thể nạp nhiên liệu trên không. Nó trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng với tên gọi MiG-35. Nga đang mời chào đối với một số quốc gia ở Trung Đông (Syria và Iran), Châu Phi (Algérie và Sudan), Brasil và Peru, Ấn Độ, và vài quốc gia khác. Malaysia đang xem xét loại này để thêm vào số 12 chiếc MiG-29B hiện có và mua thêm máy bay Su-30MKM Flankers, số Su-30MKM đã được giao trong năm 2006.
[sửa] Các nước sử dụng MiG-29
[sửa] Các nước hiện nay vẫn đang sử dụng
- Algérie: 76 chiếc đang hoạt động.
- Armenia: 13 chiếc đang hoạt động.
- Bangladesh: 8 chiếc đang hoạt động.
- Belarus: 50 chiếc đang hoạt động.
- Bulgaria: 20 MiG-29B chiếc đang hoạt động, gồm 4 chiếc MiG-29UB.
- Cuba: 14 chiếc đang hoạt động.
- Eritrea: 5 chiếc đang hoạt động.
- Hungary: 21 chiếc đang hoạt động.
- Ấn Độ: 63 chiếc đang hoạt động.
- Iran: khoảng 50 chiếc đang hoạt động (một số báo cáo nói rằng có 48 chiếc, một số khác nói có 75 chiếc gồm cả phiên bản huấn luyện).
- Kazakhstan: 40 chiếc đang hoạt động.
- Malaysia: 16 chiếc đang hoạt động.
- Myanmar: 12 chiếc đang hoạt động.
- Bắc Triều Tiên: 40 chiếc đang hoạt động.
- Peru: 18 chiếc đang hoạt động.
- Ba Lan: 36 chiếc đang hoạt động.
- Nga: 455 chiếc đang hoạt động.
- Slovakia: 13 chiếc đang hoạt động.
- Sudan: 10 chiếc đang hoạt động.
- Syria: 50 chiếc đang hoạt động.
- Turkmenistan: 20 chiếc đang hoạt động.
- Ukraina: 217 chiếc đang hoạt động.
- Uzbekistan: 30 chiếc đang hoạt động.
- Yemen: 24 chiếc đang hoạt động.
- Hoa Kỳ: 50 chiếc đang hoạt động.
[sửa] Các nước không còn sử dụng
- Cộng hòa Séc: 9 MIG-29A, 1 MIG-29UB. Không còn hoạt động. Số MiG-29 này được trao đổi với Ba Lan để đổi lấy 11 trực thăng PZL W-3 Sokół vào năm 1996.
- Tiệp Khắc: 18 MIG-29A, 2 MIG-29UB. Được chuyển lại cho Séc và Slovakia sau khi Tiệp Khắc tan rã.
- Cộng hòa Dân chủ Đức: hợp nhất với Không quân Đức sau khi nước Đức thống nhất.
- Cộng hòa Liên bang Đức: Không còn hoạt động. Chuyển cho Ba Lan vào năm 2004.
- Iraq: 41 chiếc đã bị phá hủy trong chiến tranh vùng vịnh. Vài chiếc đã bay sang Iran, sau Chiến tranh Iraq, không còn hoạt động.
- Moldova: 34 chiếc được chia từ Liên Xô, một số được bán cho Yemen, còn lại bán cho Mỹ.
- Romania: bị xếp vào kho khi sau khi ngân sách dành cho chương trình nâng cấp bị cắt.
- Liên Xô: chuyển cho các nước cộng hòa thuộc Liên Xô sau khi Liên Xô tan rã.
- Nam Tư: chuyển cho Serbia.
[sửa] Đặc điểm kỹ thuật
[sửa] Thông số riêng
- Phi hành đoàn: 1
- Chiều dài: 17.37 m (57 ft)
- Sải cánh: 11.4 m (37 ft 3 in)
- Chiều cao: 4.73 m (15 ft 6 in)
- Diện tích cánh: 38 m² (409 ft²)
- Trọng lượng rỗng: 11,000 kg (24,250 lb)
- Trọng lượng cất cánh: 16,800 kg (37,000 lb)
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 21,000 kg (46,300 lb)
- Động cơ: 2 động cơ phản lực Klimov RD-33K, lực đẩy 98.4 kN (22,200 lbf) mỗi ống phụt
[sửa] Hiệu suất bay
- Vận tốc cực đại: 2,445 km/h (1,518 mph)
- Phạm vi hoạt động: chiến đấu 700 km, tuần tiễu 2,900 km (430 mi / 1,800 mi)
- Trần bay: 18,013 m / 59 060 ft (59,100 ft)
- Vận tốc lên cao: 330 m/s (65,000 ft/min)
- Lực ép lên cánh: 442 kg/m² (90.5 lb/ft²)
- Lực nâng/trọng lượng: 1.13
[sửa] Vũ khí
- 1x pháo 30 mm GSh-30-1 150 viên đạn
- Mang được trọng lượng vũ khí 3,500 kg (7,720 lb) bao gồm 6 tên lửa không đối không loại AA-8 'Aphid', AA-10 'Alamo', AA-11 'Archer', AA-12 'Adder', FAB 500-M62, FAB-1000, TN-100, ECM Pods, S-24, AS-12, AS-14
[sửa] Trang bị điện tử
- Radar Phazotron N-109
[sửa] Liên kết ngoài
- Luftwaffe MiG-29s
- Mig-29K Image Gallery 2007
- MiG-29 by Easy Tartar
- MiG-29 "Fulcrum" page by the Federation of American Scientists
- MiG-29 "Fulcrum" page by GlobalSecurity.org
- Cuban MiG-29
- India buys cutting-edge Russian warplanes MiG-29KUB
- [1]
- Video of Mig-29 OVT-1
[sửa] Nội dung liên quan
[sửa] Máy bay có sự phát triển liên quan
[sửa] Máy bay có tính năng tương đương
- F/A-18 Hornet
- F-16 Fighting Falcon
- JAS 39 Gripen
- Dassault Mirage 2000
- Dassault Rafale
[sửa] Danh sách tiếp theo
MiG-23 - MiG-25 - MiG-27 - MiG-29 - MiG-31 - MiG-33 - MiG-35
[sửa] Xem thêm
Các loại máy bay do hãng Mikoyan sản xuất | |
---|---|
Máy bay tiêm kích: | MiG-1 - MiG-3 - MiG-5 - MiG-7 - MiG-9 - MiG-15 - MiG-17 - MiG-19 - MiG-21 - MiG-23 - MiG-25 - MiG-29 - MiG-31 - MiG-33 - MiG-35 |
Máy bay thí nghiệm: | I-210 - I-211 - I-230 - I-220 - I-231 - I-222 - I-224 - I-225 - I-250 - MiG-8 - I-270 - I-320 - I-350 - I-360 - SN - I-370 - Ye-2 - Ye-4 - Ye-5 - Ye-50 - I-7U - SM-12 - I-75 - Ye-152A - Ye152P - Ye-8 - MiG-23PD - MiG-110 - MiG-AT - Dự án MiG 1.44/1.42 - Dự án MiG LFI - MiG-105 |
Hãng máy bay Nga: | Antonov - Ilyushin - Mikoyan - Sukhoi - Tupolev - Yakovlev |