Ẩm thực Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với việc sử dụng thường xuyên nước mắm, tương và tương đen (hay xì dầu). Các nguyên liệu phụ để chế biến món ăn Việt Nam bao gồm nhiều loại rau, rau thơm và gia vị như sả, hẹ, tỏi, gừng và chanh... Người Việt Nam cũng có một số món ăn chay theo Đạo Phật. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá. Bữa ăn nếu có những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt rắn, chó, rùa, dê... thường có trong một dịp liên hoan nào đó và thường có rượu uống kèm. Các loại thịt đó không phải là nguồn thịt chính.
[sửa] Ẩm thực ba miền
Ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng. Ẩm thực miền Bắc Việt Nam không đậm các vị cay, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm. Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng của ẩm thực Pháp, Campuchia và Thái Lan, có đặc điểm là vị ngọt đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt dừa). Cuối cùng, đồ ăn miền Trung có lẽ là đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Ẩm thực miền Trung có hương vị rất riêng biệt, có nhiều vị cay hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, cũng như nhiều màu sắc hơn. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, tuy mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ.
[sửa] Ẩm thực của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Các dân tộc Việt Nam cũng có nhiều món ăn riêng, mang đậm bản sắc dân tộc và vùng địa lý sinh sống. Một số món ăn đặc sản như : Bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh Coóng Phù (dân tộc Tày), lợn sữa quay Cao Bằng, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố....
[sửa] Tính phổ biến của ẩm thực Việt Nam
Có thể dễ dàng tìm thấy tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan, và Nga. Nó cũng phổ biến ở những vùng có đông người châu Á sinh sống.
Những năm gần đây, ẩm thực Việt đã được biết tới nhiều ở các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Lào...
[sửa] Bữa ăn gia đình Việt Nam đặc trưng
Một bữa ăn chính, đặc trưng của một gia đình Việt Nam bình thường có thể gồm những món sau:
- Một nồi cơm chung cho cả gia đình (mỗi người có một cái bát nhỏ và đôi đũa của riêng mình)
- Một món luộc hoặc rán hoặc kho (có thể thịt hoặc cá)
- Một món canh
- Một món xào (có thể là rau)
- Một món dưa muối
- Một đĩa rau thơm
- Các bát nhỏ đựng nước chấm (mắm, tương hoặc xì dầu)
[sửa] Mâm cỗ Tết truyền thống
Miền Bắc
|
Miền Trung
|
Miền Nam |
[sửa] Các món ăn Việt Nam thông dụng
[sửa] Các bánh mặn
- Bánh bao: loại bánh được làm chín bằng hơi nước, có thể thêm hành, nấm, rau, trứng... vào nhân. Bánh bao có nguồn gốc Trung Quốc (baozi), đã được thay đổi để thích hợp với khẩu vị Việt Nam. Ruột bánh bao thường gồm thịt ướp băm nhỏ "xá xíu" (theo kiểu chế biến biến Trung Quốc), những mảnh trứng luộc nhỏ và thịt lợn. Có cả bánh bao chay, một đồ ăn thông dụng trong các đền chùa Phật giáo.
- Bánh bèo: một món ăn ở miền trung gồm nhiều mẩu bánh làm từ bột gạo, để trong các đĩa tròn nhỏ, bên trên có mấy con tôm nhỏ và vài thứ khác, ăn với nước chấm.
- Bánh bột chiên, hay bánh nhúng: một món có nguồn gốc từ Trung Quốc và có nhiều biến thể ở châu Á. Kiểu Việt Nam ăn với nước tương đậm.
- Bánh bột lọc: một loại bánh có xuất xứ từ Huế làm từ bột sắn lọc, nhân tôm, thịt, ăn cùng nước chấm.
- Bánh chưng: loại bánh làm bằng gạo được gói bằng lá dong hay lá chuối, nhân gồm thịt mỡ lợn, đỗ xanh và hạt tiêu, theo truyền thống thường được dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Kiểu bánh chưng đặc trưng miền nam có thêm nhiều thành phần khác và được gọi là bánh tét; tuy nhiên tên này nói chung là dùng để chỉ bánh chưng.
- Bánh cuốn: nước bột gạo dàn đều thành lớp mỏng, hấp chín nhờ hơi, có thể thêm nhân thịt lợn với hành. Ăn theo rất nhiều kiểu và có thể kèm thêm nhiều loại thức ăn khác như chả lụa, chả quế... Bánh cuốn không có nhân nổi tiếng nhất là bánh cuốn Thanh Trì.
- Bánh đúc: gồm 2 loại: bánh đúc nóng và bánh đúc nguội. Bánh đúc nguội thường có dạng hình tròn, lẫn lạc, có thể ăn kèm bún riêu cua hay chấm với mắm tôm vắt chanh, ở miền Bắc thì thường chấm với tương. Bánh đúc nóng thường được múc vào bát đã có sẵn thịt băm xào mộc nhĩ và hành.
- Bánh hỏi: một kiểu mì dẹt rất mỏng được cuộn rối. Thường được rắc bên trên một ít hành tươi và một đĩa thịt để ăn phụ.
- Bánh mì ba-tê: là loại bánh mỳ kẹp đặc trưng của Việt Nam. Nó thường là bánh mì kiểu Pháp có kèm ba tê (pâté), nhiều kiểu thịt nguội Việt Nam (đa dạng), xúc xích, dăm bông, cà rốt hay một loại quả đẻ làm dưa góp, mấy lát dưa chuột. Thường được cho thêm ít rau mùi, tương ớt, hạt tiêu (tuỳ theo sở thích). Món ăn này có ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và được giới công nhân, học sinh ưa thích và ăn thay thế cho mọi bữa ăn trong ngày, nhưng thông thường nhất là sáng và trưa.
Những loại bánh mì thông dụng nhất:- Bánh mì xíu mại (bánh mì với những viên thịt to, ướp gia vị)
- Bánh mì xá xíu
- Bánh mì trứng: trứng tráng cuộn bên trong. Ngoài ra kiểu thường gặp hơn, hay dùng để ăn sáng ở Việt Nam là trứng ốp lếp với hành phi, ba tê rán, có thêm ít tương ớt hay magi, ăn kèm với bánh mì nhỏ.
- Bánh xèo: loại bánh làm bằng bột gạo, sữa dừa, hành tươi và bột nghệ để có màu vàng. Nó có nhân bằng thịt lợn, tôm và giá (hay các thành phần kiểu tương tự), được rán trong chảo. Khi ăn nó được quấn trong rau xà lách hoặc rau cải và tùy khẩu vị có thể thêm các loại rau thơm khác, ăn cùng nước chấm. Nó là một trong ít món ăn có ảnh hưởng của Pháp.
- Bánh khúc (hay xôi khúc) thường có nhân đậu xanh với thịt ba chỉ; lớp bột áo bên ngoài có nhuộm màu xanh lá cây làm từ bột nếp chế biến dùng màu từ rau khúc. Bánh này có đặc trưng từ miền Bắc.
- Bánh khọt cùng làm từ bột pha loãng có màu vàng từ bột nghệ, nhân thịt có thể có thêm đậu xanh. Bánh được ăn với rau và nước chấm (nước mắm) tưong tự như bánh xèo.
- Bánh giò: Làm từ nhiều loại bột, nhân có thể có thịt, nấm, và tôm. Bánh giò có đặc điểm là bột màu trắng đục.
- Bánh lá hay Bánh nậm
- Bánh đậu: nguyên liệu chính là đậu xanh và bột được nướng trong các khuôn nhỏ đôi khi có thêm tôm phủ bên trên; thường được cắt thành miếng để ăn với bánh cuốn và rau, nước chấm.
[sửa] Các bánh ngọt
- Bánh dẻo: có nguồn gốc từ Trung Quốc, làm từ bột mỳ nhào đường, nhân chay (đậu xanh, hạt sen) hoặc nhân mặn (trứng muối, lạp xường), thường thấy trong dịp tết Trung Thu.
- Bánh đậu xanh: Nguyên liệu chính là đậu xanh được dãi vỏ tộng đường phục gia và hấp hay nấu rồi được ép khuôn.
- Bánh gai: màu đen, do gói bằng lá gai tiết ra sau quá trình luộc bánh, nhân hạt sen, mứt bí và dừa.
- Bánh nướng, thường thấy trong dịp tết Trung Thu.
- Bánh bò (bánh bò đen, bánh bò trắng)
- Bánh bông lan, dùng bột mì và bột nở, ảnh hưởng của Pháp
- Bánh thuẩn
- Bánh thục linh
[sửa] Các món bánh kiểu Pháp
- Bánh sừng bò
- Bánh nướng nhân sô-cô-la, nhân nho khô
- Paté chaud (đọc là pa-tê sô): vỏ bột mỳ nướng, nhân thịt lợn.
[sửa] Các món phở, bún, mì, miến
Ẩm thực Việt Nam tự hào có rất nhiều kiểu mì: mì làm từ bột mì, bún, bánh canh và bánh phở làm từ bột gạo, miến làm từ bột củ dong riềng,... Mỗi loại mì lại có ảnh hưởng và nguồn gốc từ nhiều nơi trong nước và mỗi loại lại có hương vị đặc trưng riêng. Một đặc tính chung của đa số các loại mì là nhiều dinh dưỡng nhưng nước dùng lại rất trong.
- Phở – một trong vô số các món mì Việt Nam, thường nó được coi là món ăn nổi tiếng nhất của Việt Nam. Đây là món giàu chất béo, nước dùng trong, với các loại xương khác nhau được hầm kỹ trong nhiều giờ. Có rất nhiều biến thái của phở, với nhiều kiểu thịt khác nhau (thường thấy nhất là phở bò và phở gà). Phở thường được sắp đặt trong bát lớn, bánh phở màu trắng có tiết diện hình chữ nhật, làm từ gạo, dăm lát hành tây và hành ta, thịt đã chín và đổ thẳng nước dùng nóng vào đó. Nếu là phở tái, những lát thịt được chần tái trước, sau đó được làm chín thêm bằng nước dùng chan vào bát.
Phở thường được bày biện thêm bên trên bằng giá, vài lát chanh và dăm cọng rau thơm, thường phở kiểu này được thấy nhiều hơn ở miền Nam.
Ở Việt Nam đây thường là món dùng ăn sáng, nhưng tại các nước khác nó lại thường được dùng vào buổi trưa và buổi tối. - Bún bò Huế – là một dạng mì nước có thịt bò ướp hương vị, có nguồn gốc từ cố đô Huế, miền trung Việt Nam. Sợi bún dùng cho món này dày hơn, có tiết diện tròn. Nước dùng là nước xương bò hầm kỹ, và nhiều loại gia vị khác. Không giống như phở, bát bún bò Huế có màu sắc hơi đỏ. Nó thường được ăn kèm với rau xà lách, giá và vài lát chanh để vắt vào nước.
Trong khi cả bún bò Huế và phở đều là những món cơ bản dùng thịt bò, nước dùng của chúng lại khác biệt về hương vị (và các thành phần ăn kèm khác). Bún bò Huế rất nhiều gia vị nóng hơn so với phở. - Bún chả Hà Nội: là một đặc sản của Hà Nội, gần giống với bún thịt nướng của miền Nam. Bún chả có khác biệt là thịt lợn ban đầu được băm, hay thái thành miếng nhỏ và ướp, sau đó (nếu là thịt băm) thì viên tròn, nướng và thả vào nước chấm có nhiều lát đu đủ, cà rốt... trộn chua. Hương vị thịt nướng rất thơm ngon, ăn với bún và rau sống.
- Bún thịt nướng: Một trong những món thông dụng ở miền nam và đơn giản trong số các món ăn Việt Nam, nói chung gồm bún, thịt lợn nướng và nhiều loại rau thơm cùng giá. Có thể ăn kèm thêm với nem rán, tôm. Dùng với một bát nước chấm.
- Bún riêu – bún ăn với cua hoặc ốc, nước dùng gồm nước xương, cà chua... Ăn kèm rau sống, giá, xà lách,... có các loại bún ốc hay bún riêu cua
- Bún thang
- Bánh canh với giò heo
- Bún măng vịt: thịt vịt nấu với măng, ăn với bún.
- Hủ tiếu
- Lẩu: một biến thái của các loại mì Việt Nam, có thêm nhiều gia vị, rau, thịt và hải sản và một số loại rau sống khác. Có nhiều loại lẩu nước ngoài (Trung Quốc và Thái Lan) du nhập vào Việt Nam.
- Mì xào dòn: mì trứng xào cháy cạnh, trên bày nhiều đồ hải sản, rau và tôm cùng nước gia vị thơm tho.
- Mì Quảng: một món ăn kiểu mì rất thông dụng nhưng lại có rất nhiều thành phần. Nó cũng có nguồn gốc ở Huế. Mì quảng khác nhau ở cách chuẩn bị và các đặc tính hương vị.
[sửa] Các món cơm
- Cơm nắm: thường chấm với muối vừng hay ruốc thịt heo, ruốc thịt gà.
- Cơm tấm – thịt lợn nướng (xương sườn hay miếng thịt) và một miếng bì ăn với cơm nấu bằng gạo tấm. Cơm và thịt ăn lẫn với nhiều loại rau, cùng với tôm tẩm bột, trứng hấp và tôm nướng. Thông thường các nhà hàng sẽ phục vụ món này với một bát nước chấm nhỏ, cũng như một bát canh rau có thả vài lát hành. Thỉnh thoảng người ta thay trứng hấp bằng trứng ốp-lết.
- Cháo: nấu kiểu nấu cơm nhưng cho nhiều nước, nói chung chế biến giống như kiểu Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Có thể dùng nhiều kiểu nước và thịt để nấu cháo như thịt vịt, gà... Cháo thường được người Việt ăn không hoặc ăn cùng với trứng vịt muối, trứng kho, giá, hành tươi, thịt nướng kỹ hoặc quẩy.
Có các món cháo như cháo trắng, cháo lươn, cháo sườn, cháo huyết, cháo tim gan (từ lợn), cháo gà, cháo cá. - Cơm gà rau thơm: cơm được nấu trong thân gà với một số loại rau thơm. Cơm có hương vị đặc biệt.
[sửa] Các món cuốn
- Nem rán, hay chả giò theo tiếng miền Nam, – món ăn với các loại nhân bằng thịt lợn, giá, cua, tôm, nấm, su hào, trứng và nhiều thành phần khác được cuộn trong một tấm bột gạo mỏng đã phơi khô là bánh đa nem, hay bánh tráng theo tiếng miền Nam, (đã được tẩm ẩm trước khi cuốn), rán kỹ. Nem rán gồm toàn bộ các tính chất của thực phẩm Việt Nam bởi vì chúng có nhiều loại và được làm từ nhiều thành phần. Nem cua bể cũng là loại nem khá được ưa chuộng.
- Gỏi cuốn cũng là một món ăn kiểu cuộn của Việt Nam, được cuốn bằng bánh đa nem với nhân tôm, rau thơm, miến và các thành phần khác chấm bằng nước chấm hay tương.
- Bì cuốn: Bánh đa nem cuốn ngoài bì và các thành phần khác, ăn với rau sống.
- Bò bía: củ cải và cà rốt hấp, lạp xưởng, trứng thái nhỏ, và tôm khô xào tất cả được cuộn trong bánh tráng thường được chấm với tương đã pha chế.
- Cá cuốn: Cá tươi cuốn với hành tươi và nhiều loại thực vật khác như lá sung, lá đinh lăng, chuối xanh, quả sung, thì là, dứa, bún...
- Bò lá lốt: không hoàn toàn là nem cuốn, nhưng có nhân thịt bò ướp trong lá lốt và rán lên.
- Nem nướng: Một món thịt cuốn đặc biệt của Việt Nam. Có màu đỏ và hương vị riêng biệt, nướng bằng xiên. Chấm với tương ớt.
[sửa] Các món nộm (hay gỏi)
- Gỏi đu đủ: đu đủ thái lát, tôm, thịt lợn, rau thơm chấm vào nước chấm có pha nhiều dấm.
- Gỏi Huế rau muống: một kiểu gỏi có nguồn gốc từ Huế, nhân có rau muống.
- Nộm thịt bò khô: một món quà đặc biệt của Hà Nội, làm từ đu đủ, thịt bò khô, rau thơm, nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt.
- Nem chạo, nem tai: bì lợn hoặc tai lợn thái chỉ, thịt mỡ thái hạt lựu trộn với thính, ăn cùng lá (hoặc quả) sung, lá đinh lăng...
- Nộm hoa chuối
- Gỏi rau rút
[sửa] Các món thịt
- Giò: thịt giã nhuyễn, trộn gia vị, bó tròn và đem luộc. Gồm các loại giò lụa (chả lụa) làm từ thịt lợn nạc và nước mắm, giò bò làm từ thịt bò, hạt tiêu, thì là, giò thủ làm từ thịt thủ.
- Chả: thịt lợn băm nhuyễn, trộn gia vị và nướng chín bằng than. Các loại đặc biệt: chả quế, chả cốm, chả mực.
- Bò 7 món: Thường được dùng trong tiệc cưới. Một món ít thấy hơn là Cá 7 món.
- Gà xả: có thể dùng thịt lợn, thịt bò hay những loại thịt khác trộn xả.
- Thịt bò lúc lắc: thịt bò cắt thành từng miếng vuông nhỏ đem ướp rồi xào lên, ăn với hành, rau sống và cà chua. Ăn với cơm. Đây cũng là một món ảnh hưởng từ Pháp.
- Thịt heo quay: thịt lợn nướng chín bằng than, thường dùng trong cưới hỏi.
- Thịt vịt quay: vịt quay chín trong chảo mỡ sôi, ăn với cơm.
- Tiết canh, làm từ tiết vịt hoặc tiết lợn, tiết ngan.
- Bò kho: thịt bò ướp gia vị hầm, thường rất cay và nóng, ăn nóng với bánh mì.
- Thịt/Cá kho: một món ăn dân dã trong các gia đình Việt Nam, thịt lợn (thường là thịt mỡ) kho cùng cá và trám ướp riềng, gừng, sả, gia vị... đun nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng.
- Nem nguội: một món ăn Huế, thịt băm nhuyễn trộn gia vị, gói trong lá chuối, để lên men chua. Đem nướng thành nem nướng.
- Nem chua
- Các món giả như giả cầy, giả trâu
[sửa] Các món rau và canh
- Canh chua: canh có vị chua do sấu, lá me, quả dọc được nướng, quả me, tai chua...thường nấu với nguyên liệu chính là tôm, thịt, cá, xương, hến, trai...
- Rau muống luộc vắt chanh
- Rau muống xào với tỏi: thường có thêm lá kinh giới
- Canh dọc mùng
- Canh cua
- Canh hến
- Canh ốc nấu chuối đậu
- Canh cà bung
- Canh khoai sọ nấu rau rút...
[sửa] Các món quà
- Bánh dầy hay bánh dày: làm từ bột gạo, thường ăn với chả lụa.
- Bánh giò: bột gạo bọc nhân gồm thịt lợn, mộc nhĩ, một chút sụn gói lá chuối và hấp chín.
- Bánh gối
- Bánh nếp
- Bánh trôi, bánh chay
- Bánh xu xê hay còn gọi là bánh phu thê
- Bát bảo lường xà
- Cốm: đặc biệt nhất là cốm làng Vòng - trước những năm 1990 là ngoại ô Hà Nội, sau này thuộc quận Cầu Giấy.
- Rượu nếp: có hai loại: nếp thường (màu trắng) và nếp cẩm (màu tím thẫm)
- Ốc luộc: ốc vặn, ốc mít luộc lên, dùng que sắt hay tăm khêu ra chấm nước mắm pha gừng và lá chanh thái chỉ
- Tào phớ: làm từ óc đậu, có màu trắng, ăn ngậy và mát do chan cùng nước đường pha nhạt, thường ướp thêm hoa nhài.
- Các món quà đặc biệt trong lễ hội (nhất là tết) còn bao gồm các loại mứt. Nhiều thứ cây trái có thể làm mứt được. Nguyên tắc chung là chúng đều được làm khô bớt nước đi và tẩm, ướp, hay ngâm với dung dịch đường nóng cô đặc có thể pha màu. Các loại mứt thường thấy là: mứt dừa, mứt bí, mứt hạt sen, mứt chà là, mứt me, mứt cà chua, mứt củ năng, mứt chùm ruột, mứt mãng cầu.
[sửa] Các món chè và xôi
- Chè là một đồ ăn ngọt, nhiều nước và có thể như cháo, hay ở đạng đặc hơn, ăn tráng miệng hay ăn bữa khuya. Ở Việt Nam, các món chè được chế biến khá đơn giản: nguyên liệu chính thường là các loại ngũ cốc (đậu, đôi khi có thêm gạo nếp) và đường được nấu chung với nhau cho mềm. Có thể được ăn chung với xôi tạo thành món xôi-chè. Chè thường thấy nhất bao gồm các loại chè đỗ. Chúng có thể được chế biến chung với các phụ gia như bột báng, bột khoai, và chè nếp cũng thường được nấu với phụ gia là đậu. Có rất nhiều loại chè, mỗi loại dùng một kiểu thành phần khác nhau. Chè có thể ăn lạnh hay ăn nóng. Có các loại chè như : chè con ong (hay chè bà cốt), chè hạt sen, chè đậu xanh, chè đỗ đen, chè ngô cốm, chè đỗ đỏ, chè đỗ trắng.
Một món chè có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng cũng được nhiều người Việt biết tới là chè mè đen hay xí mè phủ (Phát âm kiểu người Hoa) làm từ hạt mè đen.
- Xôi là món thuần túy được nấu hay hấp từ gạo nếp tương tự như khi nấu cơm nhưng dùng ít nước hơn và thường được trộn với nhiều thứ phụ gia khác. Các món xôi thường thấy là xôi vò, xôi đậu xanh, xôi đậu phụng, xôi đậu đen, xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi gà, xôi lạp xưởng, ... Riêng món xôi bắp thì được chế biến từ nguyên liệu chính là bắp chứ không phải từ gạo nếp.
- Xôi khúc
- Xôi gấc
- Xôi đậu đen
- Xôi gà lạp xưởng
- Xôi đậu xanh
[sửa] Các loại mâm cỗ
- Cúng tổ tiên
- Giỗ
- Cưới hỏi
- Tất niên: Bún măng, bánh chưng, dưa hấu, ngũ quả, thịt nguội
- Đầy tháng: xôi gấc, bánh hỏi thịt quay.
- Thôi nôi
- Cúng đất đai: Rượu nếp, gạo, cơm trắng , muối
- Cúng cô hồn: gồm mía, bánh kẹo, trái cây
- Cúng sao: các loại chè....
[sửa] Các món ăn thường dùng trong cưới hỏi và các buổi tiệc
|
|
|
[sửa] Các loại rau
|
|
[sửa] Các loại quả
[sửa] Các loại rau gia vị
[sửa] Nước chấm
- Nước mắm: làm từ cá, thường dùng cá cơm.
- Mắm tôm, Mắm ruốc, Mắm nêm, Mắm cáy, ...
- Tương (một loại nước chấm lên men làm từ ngô, đậu, hoặc lạc...) Ví dụ: Tương Bần, Tương Cự Đà.
- Xì dầu (còn gọi là tương đen)
Bên cạnh những loại nước chấm tương đối nguyên chất kể trên, các món ăn Việt Nam thường đòi hỏi có nước chấm được pha chế đặc biệt đi kèm. Đó là nước chấm đã được pha chế, có thêm ớt, gừng hoặc tỏi, hạt tiêu, đường, chanh hoặc giấm... tùy theo món ăn.
[sửa] Các loại gia vị
- Quế
- Hồi (tiểu hồi, đại hồi)
- Thảo quả
- Hồ tiêu
- Húng lìu
- Gừng
- Nghệ
- Riềng
- Me chua
- Lá và trái chanh
- Lá cách
- Tỏi
- Hành khô
- Muối
- Đường
- Bột ngọt (hay mì chính)
- Các loại dầu ăn (dùng trộn rau, nộm hay chiên xào)
- Dấm, Dấm bỗng, dấm đỏ
- Mẻ
- Mè (hay vừng -- bao gồm mè thông thường và mè đen)
- Thanh trà
- Kẹo đắng
[sửa] Hình thức nấu và chế biến các nguyên liệu chính
- Các sản phẩm nông nghiệp như từ nếp và gạo có thể dùng phương pháp nấu trực tiếp (như cơm, xôi), xay nhỏ (như tấm), hay làm thành bột rồi mới chế biến (như các loại bánh được tráng hay nấu trong khuôn).
- Các sản phẩm nông nghiệp từ lúa mì, lúa mạch thường chỉ được chế biến từ dạng bột (như bánh mì, bánh bao, các loại bánh nướng)
- Các sản phẩm trái và củ thường có thể chế biến trực tiếp (như các món bắp khoai nướng hay luộc) hay chế biến thành bột (để làm các loại bánh)
- Các loại đậu (đỗ) thường chỉ được nấu (như các loại chè) hay chế trực tiếp (như các loại tương đậu) có thể được dãi vỏ (như đậu xanh), xay nhuyễn (như tương và chao), và đôi khi cũng được dùng dưới dạng tinh bột (như bột đậu xanh, và đậu nành) nhưng mức độ sử dụng có ít hơn.
- Thịt hay xương động vật thường được chế biến đưới hai dạng chính: tươi sống và khô (khô cá, khô nai)
[sửa] Các câu tục ngữ, ca dao về ẩm thực
[sửa] Tục ngữ
- Ăn Bắc mặc Nam. (Bắc ở đây là miền Bắc, còn Nam là miền Nam Việt Nam).
- Ăn Bắc mặc Kinh. (Bắc ở đây là Bắc Ninh, còn Kinh là Hà Nội).
- Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh.
- Bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So
- Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn
- Giò Chèm, nem Vẽ, chuối Xù.
- Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần. Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét
- Ổi Định Công, hồng làng Quang, chè vối cầu Tiên, rượu hũ làng Ngâu, bánh đúc trâu làng Tó...
- Kẹo mạch nha An Phú, kẻ Lủ thì bán bỏng rang, khoai lang Triều Khúc,...
- Cháo Dương, tương Sủi....
[sửa] Ca dao
[sửa] Về cách nấu
-
- Con gà cục tác lá chanh
- Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
- Con chó khóc đứng khóc ngồi
- Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
[sửa] Về vùng đất
-
- Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
- Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn?
-
- Vải Quang, húng Láng ngổ Đầm
- Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
-
- Thanh Trì có bánh cuốn ngon
- Có gò Ngũ nhạc có con sông Hồng
[sửa] Xem thêm
- Nấu ăn
[sửa] Liên kết ngoài
- Website về các quán ăn ngon của Việt Nam
- Variety Recipes
- Ẩm thực ba miền
- TheTasteOfAsia.com: Vietnamese Recipe Brochure
- Directory of Vietnamese Restaurants and Food Guide
- wokme.com Asian Cooking Guide - Vietnamese Cuisine
- Introduction to Vietnamese Cuisine
- Vietnamese recipes
- From gutter grub to gourmet tables. Noodlepie is a blog about scoff 'n' swill in Saigon
- Small collection of vietnamese recipes
- Playing with My Food