Đông Anh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diện tích: 18.230 ha (182,3 km2)
Dân số: 276.750 Người (Tính đến năm 2003)
Mật độ dân số: 1544 người/km2.
Huyện Đông Anh gồm 23 xã (Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê,Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn, Vĩnh Ngọc) và thị trấn Đông Anh nằm tại phía Bắc Hà nội, có tổng diện tích là 18.230 ha và được giới hạn như sau:
Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh;
Phía nam giáp sông Hồng;
Phía Đông nam giáp huyện Gia Lâm;
Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà nội
Vị trí, phạm vi, ranh giới và quy mô khu vực đô thị
Theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà nội, khu vực đô thị của huyện Đông Anh có diện tích hơn 8.989 ha chiếm 49% diện tích toán huyện, được giới hạn như sau:
Phía Đông: Tiếp giáp với tuyến đường sắt Yên Viên- Đông Anh kéo dài lên phía Bắc vào phần đất của xã Thuỵ lâm.
Phía Bắc kéo dài từ một phần đất của xã Xuân Nộn đến phía Nam ga Bắc Hồng.
Phía Tây đi qua một phần xã Nam Hồng và Đại Mạch.
Phía Nam tiếp giáp với đê sông Hồng và sông Đuống.
Tính chất
Hiện nay, về cơ bản Đông Anh vẫn là một huyện nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, cùng với các khu đô thị Gia lâm, Sài Đồng, khu vực đô thị của huyện Đông Anh sẽ phát triển thành một bộ phận của Đô thị mới Bắc sông Hồng, bao gồm:
Khu vực đô thị Bắc Thăng Long: Thuộc phía Tây nam huyện Đông Anh, nằm xung quanh đầm Vân Trì. Đây là khu đô thị cửa ngõ của Thủ đô liên hệ với sân bay quốc tế Nội bài, là khu vực đô thị phát triển đồng bộ: dân cư, công nghiệp, nghỉ ngơi, du lịch.
Khu vực đô thị Cổ Loa: Nằm phía Đông Nam của huyện Đông Anh. Phía Bắc có khu di tích Cổ Loa và phía Nam giáp sông Hông và sông Đuống. Đây là khu đô thị kết hợp giữa việc bảo tồn, tô tạo di tích cảnh quan và xây dựng mới, giữ vai trọng tâm trong bố cục không gian.
Khu vực đô thị Đông Anh (khu đô thị 37): Được phát triển trên cơ sở thị trấn huyện lỵ Đông Anh, là trung tâm công nghiệp, trung tâm dịch vụ và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
Trong qúa trình đô thị hoá khu vực nông thôn huyện Đông Anh đến năm 2020 sẽ được thu hẹp, chuyển đổi từ cơ cấu cây trồng chủ yếu là trồng lúa sang khu vực chăn nuôi bò sữa, lợn trồng rau hoa, lúa đặc sản và phát triển cây công nghiệp, dần dần trở thành vành đai thực phẩm, sinh thái cho đô thị của Thành phố và lân cận.
Quy mô dân số
Dân số của huyện Đông Anh hiện nay là 25 vạn người. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,5%, trong đó tăng cơ học không đáng kể.
Theo quy hoạch tổng thể Thành phố Hà nội, dự kiến đến năm 2020 dân cư trong toàn huyện là 83 vạn người, trong đó số dân cư sống trong khu vực đô thị là 67,2 vạn người, chiếm 80%, số dân cư tăng cơ học từ bên ngoài vào huyện đến năm 2020 là 50 vạn người. Trong khu vực nông nghiệp số dân là 15,8 vạn người trong đó số lao động là 8 vạn người chiếm 50% dân cư.
Quy mô đất đai và cơ cấu sử dụng đất toàn huyện
Hiện nay, huyện Đông Anh có 1 thị trấn với diện tích đất chỉ chiếm 2,4% diện tích đất đai của huyện. Dự kiến đến năm 2020 khu vực đô thị đạt 49% diện tích toàn huyện và được phân chia thành các khu vực sau:
Khu vực đô thị thuộc Thành phố Hà nội trung tâm bao gồm 3 khu vực đô thị với diện tích 8.989 ha, chiếm 49% diện tích toàn huyện.
Khu vực nông thôn của huyện (phần còn lại) có diện tích 9.241 ha chiếm 51% diện tích toàn huyện. Khu vực này chia thành hai phần: phần nằm ngoài đê sông Hồng và sông Đuống với diện tích 2.420 ha và phần khu vực nông thôn với diện tích 6.821 ha.
Quy hoạch sử dụng đất và giao thông khu vực đô thị
Cơ cấu sử dụng đất trong khu vực đô thị. Toàn bộ khu vực đô thị được chia thành 8 khu vực đô thị.
Các định hướng phát triển không gian chính
Phần đô thị của huyện Đông Anh có cơ cấu và hình thái phát triển không gian của thành phố vườn, gồm khu trung tâm hiện đại, xây dựng cao tầng và các làng xóm truyền thống được giữ lai, chỉnh trang cải tạo theo hướng đô thị hoá và khu vực nhà ở mới thấp tầng có mật độ xây dựng thấp được xây dựng theo hình thức nhà vườn.
Các khu đô thị hoá có tiện nghi cao về các loại hình dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, có chất lượng cao về cây xanh và môi trường sinh thái. Phần đô thị này nối với khu vực phía Nam- Hà Nội hiện nay, qua các tuyến đường bộ, đường sắt đô thị, cầu vượt sông Hồng. Hình thành 2 trục không gian chính: Trục không gian thương mại, dịch vụ, hành chính tại khu trung tâm Phương Trạch và trục không gian lịch sử, cảnh quan, du lịch tại khu di tích Cổ Loa.
Các khu chức năng trong ranh giới đô thị của huyện
a/ Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại Trong 8 khu đô thị có 8 trung tâm công cộng dịch vụ (ký hiệu TT8 đ TT14), trong đó có 3 trung tâm là trung tâm cấp thành phố gồm trung tâm Phương Trạch (TT9), trung tâm Nam Cổ Loa (TT14A và TT14B), 5 trung tâm còn lại là trung tâm của khu đô thị. Tổng diện tích 8 trung tâm là 418,3 ha, đạt chỉ tiêu 6,2 m2/người, không kể các công trình thể dục thể thao. Ngoài các trung tâm trên, trong đô thị còn có các khu vực để bố trí công trình nghiên cứu, đào tạo chiếm 67,7 ha, đạt chỉ tiêu 1m2/người.
b/ Các khu công viên cây xanh Trong phần đô thị huyện Đông Anh có 1 công viên cấp thành phố và 19 công viên cấp đô thị (ký hiệu X41- X60), chiếm diện tích 1951,12 ha, trong đó có 551,72 ha diện tích mặt nước mang tính chất cảnh quan và điều hoà nước mặt, chiếm 6,1% diện tích của khu vực đô thị.
c/ Hệ thống cây xanh cách ly, cây xanh sinh thái Hệ thống này chiếm 582,8 ha và được bố trí tại các khu vực như hành lang bảo vệ của các tuyến đê, đuờng đô thị, mương và điện cao thế; Hành lang cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư; hành lang cách ly giữa các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (như trạm xử lý nước thải; trạm biến thế, ...) với khu dân cư.
d/ Các khu công gnhiệp, cụm công nghiệp tập trung Tổng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong khu vực đô thị là 1249,78 ha, bao gồm: khu công nghiệp Thăng Long và trung tâm giao lưu hàng hoá phía Đông đường Thăng Long (ký hiệu CN 12) rộng 335 ha, được bố trí công nghiệp cơ khí, chế tạo máy, điện tử và một số loại hình công nghiệp khác.
Cụm công nghiệp Tây đường Thăng Long (ký hiệu CN 13) có diện tích 31,31 ha được duy trì trên cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng hiện có. Do nằm sâu trong khu vực đô thị nên cụm công nghiệp này cần chuyển sang công nghiệp sạch như sản xuất cấu kiện xây dựng bằng thép, cơ khí, chế tạo máy ... với cấp vệ sinh công nghiệp IV và V có khoảng cách khu dân cư 50 - 100 m.
Cụm công nghiệp Tây đường sắt (ký hiệu CN 14) có diện tích 37.51 ha, dự kiến đây là cụm công nghiệp địa phương cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với cấp độ vệ sinh công nghiệp cấp IV và V.
Khu công nghiệp Đông Cổ Loa (ký hiệu CN15) có diện tích 108.82, phần diện tích nằm trong huyện Đông Anh là 77,96 ha. Loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chủ yếu là cơ khí, sinh học. điện tử, gắn liền với khu vực nghiên cứu công nghệ cao tại phía Bắc của khu công nghiệp này.
Khu công nghiệp Đông Anh (ký hiệu CN 16) có diện tích 768 ha là khu công nghiệp đa nghành (có quy hoạch chi tiết riêng).
e/ Quy hoạch các khu ở
68 đơn vị ở và 2 đơn vị ở có yêu cầu riêng là Phương Trạch và di tích Cổ loa có tổng diện tích 3.095,39 ha và được bố trí như sau:
Khu đô thị O30 có 4 đơn vị ở với dân số khoảng 30.700 người, tổng diện tích đất là 306,18 ha, đất ở chiếm 94,85 ha mật độ xây dựng 30- 35%.
Khu đô thị O31 gồm hai phần (31A và 31B) được tổ chức thành 11 đơn vị ở với dân số khoảng 102.600 người, tang diện tích đất là 427,84 ha, đất ở chiếm 261,37 ha, mật độ xây dựng 30- 35%.
Khu đô thị O32 gồm hai phần (O32A và O32B) được tổ chức thành 12 đơn vị ở voí dan số khoảng 101.200 người, tổng diện tích đất là 585,92 ha, đất ở chiếm 325,19 ha, mật độ xây dựng 30-35%.
Khu đô thị O33 được tổ chức thành 4 đơn vị ở với tổng diện tích đất là 137,94 ha, đất ở chiếm 84,17 ha, mật độ xây dựng 30-35%. Ngoài ra ở đấy còn có đơn vị ở Phương Trạch có yêu cầu riêng, nằm trong ranh giới Trung tâm công cộng, dịch vụ thương mại cấp thành phố. Quy mô dân số là 75.100 người.
Khu đô thị O34 chia thành hai phần( 34A và 34B) được tổ chức thành 9 đơn vị ở và một đơn vị ở có yêu cầu riêng nằm trong ranh giới khu di tích Cổ Loa với dân số khoảng 98.200 người, tổng diện tích đất là 392,98 ha, đất ở chiếm 227,36 ha, mật độ xây dựng 30-35%.
Khu đô thị O35 chia thành hai phần (O35A và O35B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 74.700 người, tổng diện tích đất là 318,31 ha, đất ở ciếm 168,85 ha, mật độ xây dựng từ 30- 40%.
Khu đô thị O36 chia thành hai phần (O36A và O36B) được tổ chức thành 8 đơn vị ở với dân số khoảng 79.100 người, tổng diện tích đất là 338,33 ha, đất ở chiếm 183,51 ha, mật độ xây dựng 30-35%.
Khu đô thị O37 chia thành ba phần (O37A, O37B và O37C) được tổ chức thành 12 đơn vị ở với dân số khoảng 110.500 người, tổng diện tích đất là 587,89 ha, đất ở chiếm 341,66 ha, mật độ xây dựng 30-35%.
Các khu vực làng xóm được bảo tồn, hạn chế di dời và được đô thị hoá để phù hợp với yêu cầu quản lý từ làng xã thành đơn vị ở (phường), duy trì mật độ xây dựng thấp với tiêu chuẩn khoảng 60m2/ người (hiện trạng 80m2/ người) thành các nhà vườn.
Các khu vực nhà ở xây dựng mới là các chung cư cao tầng tạo diện mạo của đô thị hiện đại. Hệ thống các công trình công cộng dịch vụ đã có như chợ, trường học được tận dụng, nâng cấp và mở rộng phù hợp với quy mô của đơn vị ở.
Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật nằm trong ranh giới đô thị (không kể các công trình đầu mối giao thông) có diện tích 45ha.
Hệ thống giao thông
a/ Hệ thống giao thông đối ngoại
Đường sắt: Huyện Đông Anh có 3 tuyến đường sắt chạy qua với 4 nhà ga:
Tuyến cầu Thăng Long - Ga Bắc Hồng, có ga Vân Trì là tránh với diện tích khoảng 4,5 ha. Tuyến và ga này nằm trong ranh giới của phần đô thị.
Tuyến Hà Nội- Thái Nguyên, có 2 ga. Ga Cổ Loa là ga tránh có diện tích khoảng 4,5ha. Ga Việt Hùng là ga mới. Là ga lập tàu với diện tích khoảng 67,5ha.
Tuyến Đông Anh - Việt Trì - Phố Lu. Ga Bắc Hồng là đầu mối có diện tích lhoảng 67,5ha.
Đường bộ: Khu vực đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh được nối trực tiếp với các tuyến quốc lộ: quốc lộ 2 đi Việt Trì - Lào Cai, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên (và qua quốc lộ 3 đầu nối với quốc lộ 18 đi Quảng Ninh). Các tuyến quốc lộ này được liên kết với nhau và với các quốc lộ khác thông qua đường vành đai 3, đoạn chạy trên địa phận huyện Đông Anh có chiều dài khoảng 19 km.
Tổng diện tích giao thông đường bộ đối ngoại là 103,22 ha.
h/ Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống đường chính và đường liên khu vực được xác định theo quy hoạch tổng thể. Do quốc lộ 18 đã dịch lên phía Bắc ra ngoài huyện, tuyến đường đã dự kiến trước đây làm quốc lộ 18 trong quy hoạch tổng thể sẽ trở thành tuyến đường đô thị. Hệ thống các tuyến đường chính trong khu vực đô thị bao gồm các tuyến đường với 4 loại mặt cắt.
Hệ thống các tuyến đường liên khu vực bao gồm 5 tuyến đường với mặt cắt ngang rộng 50m là Cầu Yên Viên- Cổ loa- Đầm Vân Trì, Phương Trạch- Nguyên Khê, Đê Sông Hồng- Cổ Loa (dọc kênh Long Tiểu), Nam và Tây khu công nghiệp Thăng Long.
Hệ thống đường khu vực là các tuyến đường phân chia ranh giới của các đơn vị ở và việc tổ chức hệ thống vận tải công cộng trong và ngoài đơn vị ở. Đường khu vực có mặt cắt ngang chủ yếu rộng đến 40m.
Trong đồ án đã dự kiến mạng lưới đường phân khu vực với mặt cắt đường rộng đến 35m để xác định các định hướng sử dụng đất và phát triển không gian trong các đơn vị ở.
Hệ thống giao thông vận tải công cộng:
Hệ thống này được tổ chức để đến năm 2010 bảo đảm được 30% nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và năm 2020 đảm bảo từ 45-50%. Để thực hiện được mục tiêu này, cùng với một mạng lưới tuyến xe buýt có mật độ cao, trong khu vực còn có 3 tuyến đường sắt đô thị đi qua (chủ yếu đi trên cao): Tuyến từ Cầu Thăng Long đến sân bay Nội Bài, tuyến từ Cầu Nhật Tân qua trung tâm Phương Trạch đến Nguyên Khê (và có thể kéo dài lên Sóc Sơn), tuyến đi từ Gia lâm qua sông Đuống, Nam Cổ Loa, Phương Trạch đi đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
Giao thông tĩnh:
Diện tích các bãi đỗ xe được bố trí tập trung hoặc phân tán trong các diện tích cây xanh sinh thái của các khu vực. Vị trí và quy mô của các diện tích giao thông tĩnh sẽ được cụ thể hoá trong các quy hoạch chi tiết. Việc khai thác sông Hồng, sông Đuống vào giao thông vận tải sẽ được tiến hành cùng với việc nạo vét, chỉnh trị và kè bờ sông Hồng.
Tổng diện tích giao thông đối nội từ cấp đường khu vực trở lên là 1411,52 ha chiếm 15,7% diện tích đất đô thị.
Sử dụng đất và giao thông khu vực nông thôn
Cơ cấu sử dụng đất trong phần nông thôn.
Đến năm 2020, phần nông thôn huyện Đông Anh có diện tích 9.241,21 ha, diện tích đất nông thôn còn lại theo từng xã như sau:
Cơ cấu quy hoạch của khu vực nông thôn được tổ chức theo 4 vùng kinh tế đặc trưng của huyện. Khu vực dân cư ngoài đê sông Hồng và sông Đuống được giữ lại, đảm bảo việc sản xuất và sinh hoạt của dân, nhưng về lâu dài được thực hiện theo dự án chung về xây dựng khu vực ngoài đê của cả thành phố.
Sử dụng đất
a/ Các khu dân cư nông thôn Thị trấn Đông Anh và các xã Kim Nỗ, Vân Nội, Kim Chung nằm trọn trong phần đô thị và sẽ chuyển dần thành các đơn vị ở- phường trong đô thị.
Phần lớn diện tích các xã Mai lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Vĩnh Ngọc,Tiên Dương và Cổ Loa đều thuộc phần đô thị, chỉ còn một phần nhỏ diện tích đất nông thôn hoặc đất ngoài bãi. Các xã này được tổ chức nhà vườn và cây xanh sinh thái của đô thị. Dân cư trong các khu vực còn lại sẽ hướng các tiện nghi dịch vụ công cộng tại các khu đô thị liền kề.
Các xã còn lại vẫn có diện tích đủ lớn để duy trì hoạt động về quản lý và hành chính như hiện tại, được phân thành hai loại:
+ Liền kề với khu vực đô thị gồm: Đại Mạch, Nam Hồng, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Xuân Nộn và Uy Nỗ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đô thị hoá. Mỗi xã có một trung tâm xã (ký hiệu TTX), khi đô thị mở rộng sẽ trở thành thị tứ hoặc trung tâm đơn vị ở và sử dụng các dịch vụ công cộng không thường xuyên như trường phổ thông trung học, phòng khám đa khoa ... chung với khu vực đô thị liền kề.
+ Tách xa khỏi khu vực đô thị gồm: Liên Hà, Thuỵ Lâm, Vân hà, Dục tú và Việt Hùng. Ngoài việc xây dựng các trung tâm xã, dự kiến xây dựng một trung tâm cụm xã (ký hiệu TTCX) tại xã Liên Hà, nơi tập trung đầu mối giao thông liên huyện, xã, tiếp cận thuận lợi khu vực đô thị và ga Việt Hùng. Tại đây bố trí các công trình công cộng dịch vụ không thường xuyên như trường phổ thông trung học, bệnh viện ..., các cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp nông thôn.
Khu vực tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp
Tiếp tục phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống tại các làng, xã và liên xã có đủ quy mô để tạo thành một cơ sở kinh tế, thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạn chế các tác hại về môi trường.
Quỹ đất khoảng 170 ha (10-12ha/xã) dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp (chỉ tiêu 10m2/người). Dự kiến xây dựng một khu công nghiệp nông thôn tại khu trung tâm cụm xã (trung tâm dịch vụ nông thôn) Liên Hà với quy mô dự kiến 20-25 ha để thu hút các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp. Các loại hình công nghiệp được ưu tiên phát triển gồm:
Công nghiệp thu gom, bảo quản và chế biến rau, hoa, quả, sữa.
Giết mổ hoặc chế biến thực phẩm theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc (lợn nạc ...)
Hệ thống giao thông trong khu vực nông thôn
Hệ thống giao thông nông thôn được xác định trên cơ sở các tuyến đường đô thị dự kiến xây dựng trên địa bàn và quy hoạch mở rộng các tuyến đường hiện có.
Các tuyến giao thông vữa đảm bảo giao thông dến tong thôn xóm với mật cắt Ê 17,5m, đồng thời liên kết các trung tâm xã, trung tâm cụm xã trong huyện.
Các tuyến đường liên huyện, xã hiện có được cảI tạo nâng cấp và xây dựng mới một số tuyến với mặt cắt dự kiến rộng 25m. Trong đồ án đã đề xuất các tuyến đường cụt vào các thôn xóm với mặt cắt Ê 10,5m, lòng đường có bề rộng tối thiểu 5,5m để các xe cơ giới có thể ra vào được.