Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Đại thừa – Wikipedia tiếng Việt

Đại thừa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trạm trổ Bồ Tát Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ Tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận.
Trạm trổ Bồ Tát Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ Tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận.

Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn", là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa, "cỗ xe nhỏ" (sa. hīnayāna).

Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ Phật Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Nếu Tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mình thì các đại biểu của Đại thừa mong muốn được giải thoát để cứu độ tất cả chúng sinh (sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā) định nghĩa Đại thừa như sau (chương I):

Nguyên văn tiếng Phạn

[12]… महासंनाहसंनद्धः सन्‌ महायानसंप्रस्थितो महायानसमारूढो भवति। कतमच्च तन्महायानम्? कथं वा तत्संप्रस्थितो वेदितव्यः? कुतो वा तन्महायानं निर्यास्यति? केन वा तन्महायानं संप्रस्थितम्? क्व वा तन्महायानं स्थास्यति? को वा अनेन महायानेन निर्यास्यति?
एवमुक्ते भगवानायुष्मन्तं सुभूतिमेतदवोचत्—महायानमिति सुभूते अप्रमेयताया एतदधिवचनम्‌। अप्रमेयमिति सुभूते अप्रमाणत्वेन। यदपि सुभूते एवं वदसि—कथं वा तत्संप्रस्थितो वेदितव्यः? कुतो वा तन्महायानं निर्यास्यति? केन वा तन्महायानं संप्रस्थितम्? क्व वा तन्महायानं स्थास्यति? को वा अनेन महायानेन निर्यास्यतीति? पारमिताभिः संप्रस्थितः। त्रैधातुकान्निर्यास्यति। येनारम्बणं तेन संप्रस्थितम्। सर्वज्ञतायां स्थास्यति । बोधिसत्त्वो महासत्त्वो निर्यास्यति, अपि तु खलु पुनर्न कुतश्चिन्निर्यास्यति। न केनापि संप्रस्थितम्‌। न क्वचित्स्थास्यति। अपि तु स्थास्यति सर्वज्ञतायामस्थानयोगेन। नापि कश्चित्तेन महायानेन निर्यातो नापि निर्यास्यति नापि निर्याति।
तत्कस्य हेतोः? यश्च निर्यायात्, येन च निर्यायात्, उभावेतौ धर्मौ न विद्येते नोपलभ्येते। एवमविद्यमानेषु सर्वधर्मेषु कतमो धर्मः कतमेन धर्मेण निर्यास्यति? एवं हि सुभूते बोधिसत्त्वो महासत्त्वो महायानसंनद्धो महायानसंप्रस्थितो महायानसमारूढो भवति॥
एवमुक्ते आयुष्मान्‌ सुभूतिर्भगवन्तमेतदवोचत्—महायानं महायानमिति भगवन्नुच्यते। सदेवमानुषासुरं लोकमभिभवन्निर्यास्यति आकाशसमतया अतिमहत्तया तन्महायानम्‌। यथा आकाशे अप्रमेयाणामसंख्येयानां सत्त्वानामवकाशः, एवमेव भगवन्‌ अस्मिन्‌ याने अप्रमेयाणामसंख्येयानां सत्त्वानामवकाशः। अनेन भगवन्‌ पर्यायेण महायानमिदं बोधिसत्त्वानां महासत्त्वानाम्‌। नैवास्यागमो दृश्यते, नैवास्य निर्गमो दृश्यते, नाप्यस्य स्थानं संविद्यते। एवमस्य भगवन्‌ महायानस्य नैव पूर्वान्त उपलभ्यते, नाप्यपरान्त उपलभ्यते, नापि मध्य उपलभ्यते। अथ समं भगवंस्तद्यानम्‌। तस्मान्महायानं महायानमित्युच्यते।
अथ खलु भगवानायुष्मते सुभूतये साधुकारमदात्—साधु साधु सुभूते। एवमेतत्सुभूते एवमेतत्‌। एवं महायानमिदं बोधिसत्त्वानां महासत्त्वानाम्‌। अत्र शिक्षित्वा बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः सर्वज्ञता अनुप्राप्ता, अनुप्राप्स्यते अनुप्राप्यते च॥

Dịch nghĩa

Sau đó tôn giả Tu-bồ-đề bèn hỏi Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, như vậy Bồ Tát Ma-ha-tát (sa. mahāsattva) là một người được trang bị với thiết bị to lớn, người đã khởi hành với đại thừa và đã bước lên đại thừa. Vậy thì đại thừa này là gì? Làm thế nào biết được người khởi hành với đại thừa này? Đại thừa dẫn đến nơi nào? Hoặc: Ai khởi hành với đại thừa? Đại thừa sẽ đứng nơi nào và ai sẽ ra đi với đại thừa này?"
Nghe vậy Thế Tôn ứng đáp Tôn giả Tu-bồ-đề: "Đại thừa, này Tu-bồ-đề, là biệt danh của sự vô lượng. Chính vì sự vô lượng này mà nó được gọi là 'vô lượng'. Để trả lời những câu hỏi của Ông 'làm thế nào biết được người khởi hành với đại thừa này? Đại thừa dẫn đến nơi nào? Hoặc là: Ai khởi hành với đại thừa? Đại thừa sẽ đứng nơi nào và ai sẽ ra đi với đại thừa này?'—[Ta đáp rằng] ông ta sẽ khởi hành với những Ba-la-mật-đa. Ông ta sẽ ra khỏi tam thế. Ông ta sẽ đến nơi [chúng sinh cần] hỗ trợ. Ông ta an trú trong nhất thiết trí. Bồ Tát ra đi, nhưng lại chẳng đi đến nơi nào. Chẳng có ai khởi hành. Ông ta chẳng trú ở nơi nào. Nhưng ông ta lại trú trong nhất thiết trí—mà không có chỗ trú nào. Cũng chẳng có ai đã ra đi với đại thừa, chẳng có ai sẽ ra đi với đại thừa, chẳng có ai đang đi với đại thừa.
Vì sao? Vì người đi và cái được dùng để đi—cả hai đều chẳng tồn tại, chẳng tìm thấy được. Và như vậy, nếu tất cả những pháp này không tồn tại thì pháp nào ra đi với pháp nào đây? Và như vậy, này Tu-bồ-đề, Bồ Tát Ma-ha-tát là một người được trang bị với thiết bị to lớn, người đã khởi hành với đại thừa và đã bước lên đại thừa."
Nghe như vậy xong Tôn giả bạch Thế Tôn: "Cỗ xe lớn này, bạch Thế Tôn, được gọi là 'Đại thừa'. Đại thừa này, tương tự hư không, to lớn phi thường, siêu việt thế gian với thiên, nhân, a-tu-la, và khởi phát. Như hư không to lớn đủ chỗ dung nạp vô lượng vô số chúng sinh—cũng như thế, bạch Thế Tôn, đại thừa có đủ chỗ cho vô lượng vô số chúng sinh. Đại thừa của các vị Bồ Tát Ma-ha-tát lớn như thế này. Ta chẳng thấy được sự đến và đi của nó. Ngay cả chỗ trú của nó ta cũng chẳng thấy. Và như thế, ta không thấy được đầu của đại thừa, bạch Thế Tôn, mà cũng chẳng thấy được phần cuối và đoạn giữa của nó. Bạch Thế Tôn, đại thừa đúng là lớn như vậy. Thế nên người ta gọi nó là 'Đại thừa'"
Nghe xong Thế Tôn khen Tôn giả Tu-bồ-đề: "Hay lắm, hay lắm Tu-bồ-đề! Đúng như vậy Tu-bồ-đề, đúng như vậy! Đại thừa của hàng Bồ Tát Ma-ha-tát là như thế. Sau khi các Bồ Tát Ma-ha-tát tu tập trong đó xong họ đã, sẽ và đang thành tựu nhất thiết trí."

Đại thừa xuất phát (phần lớn) từ hai nhánh của Tiểu thừa là Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin), lấy từ đó những yếu tố căn bản của giáo pháp mình: từ Đại chúng bộ, Đại thừa xem Phật là hoá thân của một thật thể siêu việt, lấy hình ảnh xả thân của các vị Bồ Tát và quan điểm tính Không (sa. śūnya). Từ Thuyết nhất thiết hữu bộ, Đại thừa thừa nhận quan điểm Tam thân (sa. trikāya). Đại sự (sa. mahāvastu) một tác phẩm của Thuyết xuất thế bộ (sa. lokottaravādin)—được xếp vào Đại chúng bộ—nói như sau về tính chất xuất thế, siêu việt của chư Phật:

Nguyên văn tiếng Phạn

auṣadhaṃ pratisevanti vyādhiś caiṣāṃ na vidyat |
dāyakānāṃ phalaṃ bhavatu eṣā lokānuvarttanā || 14 ||
brabhuś ca karma dhārayituṃ karmaṃ darśenti ca jinā |
aiśvaryaṃ vinigūhanti eṣā lokānuvarttanā || 15 ||
kalpakoṭīṃ asaṃkhyeyaṃ puṇyeṣu pāramiṃgato |
alabdhi upadarśenti eṣā lokānuvarttanā || 21 ||

Dịch nghĩa

Mặc dù dùng dược liệu, nhưng các vị không mang bệnh. Nghiệp quả (của việc trao dược liệu) đến tới thí chủ. Đó là sự hoà hợp với thế gian. || 14 ||
Mặc dù có thể đè nén nghiệp lực, các thắng giả (sa. jina) vẫn cho thấy nghiệp—chư vị che dấu uy lực của mình. Đó là sự hoà hợp với thế gian. || 15 ||
Đã đạt toàn vẹn công đức từ vô lượng kiếp, chư vị vẫn cho người thấy không đạt được gì. Đó là sự hoà hợp với thế gian. || 21 ||

Ngược lại với quan điểm nguyên thuỷ, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong Duy-ma-cật sở thuyết kinh là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này. Cách xưng hô trong kinh cũng có khác đi đôi chút. Những lời dạy trong kinh giờ đây được hướng thẳng đến giới cư sĩ như: Thiện nam tử (sa. kulaputra), thiện nữ sinh (sa. kuladuhitṛ), như câu hỏi của tôn giả Tu-bồ-đề trong Kim Cương kinh cho thấy:

तत्कथं भगवन्‌ बोधिसत्त्वयानसम्प्रस्थितेन कुलपुत्रेण वा कुलदुहित्रा वा स्थातव्यं कथं प्रतिपत्तव्यं कथं चित्तं प्रग्रहीतव्यम्‌।
Thưa Thế Tôn, thiện nam tử hoặc thiện nữ sinh đã khởi hành với Bồ Tát thừa nên an trụ như thế nào, nên thực hành như thế nào, nên điều phục tâm như thế nào?

Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sa. buddhatā) và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.

Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật BảnViệt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sa. mādhyamika) do Long Thụ (sa. nāgārjuna) đề xuất và Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācārin) do Vô Trước (sa. asaṅga) và Thế Thân (sa. vasubandhu) sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sa. vajrayāna), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông. Giáo lí căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ kinh (sa. sūtra) và luận (sa. śāstra) với nhiều luận văn hết sức sâu sắc.

[sửa] Tham khảo

Tài liệu chủ yếu

  • Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, Skt. ed. P. L. Vaidya, Buddhist Sanskrit Texts No. 4, Darbhanga 1960.
  • Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translations. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004.
  • Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (佛說維摩詰經), Taishō No. 474.
  • Duy-ma-cật sở thuyết kinh (維摩詰所說經), Taishō No. 475.
  • Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (說無垢稱經), Taishō No. 476
  • Vajracchedikā Prajñāpāramitā, ed. and transl. Edward Conze, Roma 1974 (SOR XIII).
  • Harrison, P.M.: “Sanskrit Fragments of a Lokottaravādin Tradition” in Hercus et al. (1982): Indological and Buddhist Studies. Canberra: Australian National University, Faculty of Asian Studies.

Tài liệu thứ yếu

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Williams, Paul: Mahāyāna Buddhism. The Doctrinal Foundations. London and New York, 1989.
  • Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
  • Schopen, G. "The inscription on the Kusan image of Amitabha and the character of the early Mahayana in India", Journal of the International Association of Buddhist Studies 10, 1990
  • ”The Vision of the Buddha”, Tom Lowenstein, ISBN 1903296919

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu