Thảo luận:Audrey Hepburn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Audrey Hepburn
Audrey Hepburn là một diễn viên điện ảnh huyền thoại của những thập niên 1950, 1960.
Audrey Hepburn tên thật là Audrey Kathleen Ruston, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1929 tại Brussels, Bỉ. Xuất thân trong một gia đình danh giá, là con gái duy nhất của Joseph Hepburn Ruston, một chủ ngân hàng người Anh và nữ bá tước Ella Van Hemstra, nhưng Hepburn đã phải chịu nhiều khổ cực trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai.
Audrey Hepburn từng học múa ballet nhưng bà từ bỏ nghiệp múa và chuyển sang điện ảnh. Hepburn thực sự nổi tiếng vào năm 1953 khi dành được giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai công chúa Ann trong bộ phim Roman Holiday. Sau đó bà tiếp tục thành công với nhiều vai diễn trong các bộ phim nổi tiếng như Sabrina (1954), Love in the Afternoon (1957), Breakfast at Tiffany's (1961), My Fair Lady (1964)...
Năm 1988 Hepburn trở thành đại sứ thiện chí của UNICEF và hầu hết khoảng thời gian cuối đời bà tập trung làm những công việc từ thiện.
Bà qua đời ngày 20 thàng 1 năm 1993 tại Tolochenaz, Thụy Sĩ bởi bệnh ung thư.
--Docteur Rieux 01:19, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Đã di chuyển đến bài viết. Nguyễn Hữu Dụng 01:33, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)
[sửa] Tên sách, phim...
Tôi nghĩ là khi một phim đã đến Việt Nam và, do đó, có tên tiếng Việt thì tên đó nên được viết bên ngoài dấu ngoặc (và tên trong ngôn ngữ gốc nên được viết trong dấu ngoặc để kiểm chứng). Tuy nhiên, các phim không có tên tiếng Việt thì nên có tên của chúng bên ngoài dấu ngoặc (và dịch sang tiếng Việt bên trong dấu ngoặc nếu muốn). Mekong Bluesman 06:22, ngày 02 tháng 2 năm 2006 (UTC)
1 ý kiến có lý, mặc dù tôi vẫn muốn dịch tối đa. Rất nhiều phim nước ngoài ở Việt Nam bị phóng tác tên để câu khách, trong trường hợp đó chúng ta sẽ đưa cả 2 tên. Avia (thảo luận) 04:07, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Cách đúng nhất, như tôi biết, là tên gốc bao giờ cũng là tên chính và nằm ngoài dấu ngoặc. Các tên được dịch (vì có nhiều sách, phim... được dịch nhiều lần với nhiều tên khác nhau) nằm trong dấu ngoặc với tên của người dịch. Tên tạm dịch của Wikipedia phải được nói rõ là "tạm dịch", vì nếu không người đọc có thể đi tìm một phim không hiện hữu. Vì tôi nhớ, nhưng không chắc, là Breakfast at Tiffany's có một thời gian được chiếu tại Rex với tên là "Điểm tâm tại Tiffany". Mekong Bluesman 07:08, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Tên phim nước ngoài ở Việt Nam được dịch vô tội vạ. Ngay 1 phim nổi tiếng là "The Lord of The Rings" cũng gây ra sự tranh luận về cách dịch phim. Các công ty nhập khẩu phim dịch là "Chúa tể của những chiếc nhẫn", còn dịch giả Dương Tường lại dịch là "Chúa Nhẫn". Tốt nhất là ghi tên phim nguyên bản, có thể lấy tiếng Anh làm chuẩn vì thị trường phim quan trọng nhất là Mỹ và tên dịch ghi trong ngoặc. Còn dịch ra tiếng Việt như thế nào cũng được, một là dịch sát tên chính, 2 là sát nội dung phim. Dịch mà lại! Hết tên quốc gia lại đến tên phim. Mà còn tên các tác phẩm văn học, kịch, tranh... nữa. Mệt óc quá!--An Apple of Newton 09:30, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)
Không, đây là Wikipedia tiếng Việt, không nên lấy tiếng Anh làm chuẩn. Nên dùng tiếng Việt miễn là chính xác. Dựa theo ý của Mekong Bluesman, tôi xin đề nghị vấn đề tên sách, phim, v.v... như sau: 1. Tác phẩm đã có bản dịch tiếng Việt thì dùng tên tiếng Việt đó, tên gốc ghi trong ngoặc đơn.
- Vd. Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind)
1a. Nếu tên tiếng Việt đang lưu hành là 1 tên phóng tác thì sau tên gốc trong ngoặc đơn sẽ dịch sát nghĩa tên gốc, ghi rõ: tạm dịch.
- Vd. Những kẻ tủi nhục (Униженные и оскорблённые, tạm dịch: Những kẻ bị lăng mạ và tật nguyền)
- Trường hợp The Lord of the Rings dịch thành "Chúa tể của những chiếc nhẫn" không phải là phóng tác, mà là dịch kém (theo ý Dương Tường), cũng có thể đưa tên Chúa Nhẫn vô ngoặc đơn.
1b. Nếu có nhiều bản dịch tiếng Việt thì chọn 1 tên làm chính, các tên còn lại đưa vào ngoặc đơn cùng với tên gốc, nếu có kèm tên dịch giả càng tốt.
- Vd. Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Sembazuru, tên khác: Rập rờn cánh hạc)
2. Tác phẩm chưa có bản dịch tiếng Việt thì dùng tên gốc, trong ngoặc đơn là tên "tạm dịch" tiếng Việt.
- Vd. Animal Farm (tạm dịch: Trại súc vật) (thực ra quyển này cũng được dịch rồi, nhưng chỉ mới lưu hành trên mạng).
3. Những tên cụ thể sẽ thảo luận tại các mục từ mà chúng xuất hiện. Avia (thảo luận) 15:42, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC)
-
- OK!--An Apple of Newton 02:49, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- Apple viết "Mệt óc quá!" Bây giờ tôi mong là Apple hiểu những bước mà chúng tôi đã phải đi qua với Danh sách quốc gia. Lúc đầu cũng có nhiều người xem như muốn tham dự, nhưng dần dần sau đó (khi hiểu ra sự rắc rối và hậu quả có thể xảy ra) chỉ còn 3, 4 người. Do đó khi tôi kêu là những người mới chỉ trích nhanh không có nghĩa là tôi đã chỉ có phản ứng tình cảm mà không nghĩ trước khi viết. Tôi đã viết nhiều lần là các thành viên mới nên dùng thời giờ đọc và tìm hiểu, hỏi nếu cần, là vì tôi không muốn chúng ta tiếp tục mất thời giờ "sáng tạo lại bánh xe" (re-inventing the wheel). Chúng ta còn nhiều việc lắm -- tôi biết là sẽ có ngày một thành viên mới hỏi chúng ta tại sao không dùng lối phiên âm cho các tên riêng! Mekong Bluesman 08:12, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)
- OK!--An Apple of Newton 02:49, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)