Cơ chế thị trường
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cơ chế thị trường là việc nhà sản xuất với hành vi tối đa hóa lợi nhuận sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định ba vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai. Cơ chế thị trường là cách thức tự động phân bổ tối ưu các nguồn lực của nền kinh tế. Đó là vì, khi mỗi nhà sản xuất đều căn cứ vào giá cả thị trường để có quyết định về sản xuất, thì sẽ không có sản xuất thừa, cũng sẽ không có sản xuất thiếu. Phúc lợi kinh tế được đảm bảo do không có tổn thất xã hội.
Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đối xứng, không có các ảnh hưởng ngoại lai, v.v... Nếu không, cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế. Khi đó có thất bại thị trường.
[sửa] Xem thêm
- Kinh tế thị trường
- Nguyên lý cung - cầu
- Bàn tay vô hình
- Thất bại thị trường