Chế độ quân chủ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chế độ quân chủ là một thể chế hình thức chính phủ mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà Vua, là Nữ hoàng hoặc Quốc vương.
Thể chế về chế độ quân chủ xưa kia trong thời phong kiến phần đông là chế độ quân chủ chuyên chế. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà Vua hay Nữ hoàng lãnh đạo.
Thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay nhà Vua hay Nữ hoàng. Nhà Vua hay Nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do quốc hội, nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.
Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Nữ hoàng Anh đồng thời là Nữ hoàng của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác.
Thể chế quân chủ là một trong những hình thức chính phủ lâu đời nhất và từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.