Thảo luận:Hồng Bàng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Về truyền thuyết bánh chưng-bánh dày là tượng trưng cho quan niệm cổ xưa về vũ trụ của người Việt (trời tròn - đất vuông) có lẽ phải xem xét lại vì :
1- Quan niệm trời tròn - đất vuông cũng được sách Trung hoa nhận là của người Hán, theo tôi: chúng ta (người Việt) qua 1000 năm Bắc thuộc và các nhà trí thức VN ngày nay đã ngộ nhận đó là quan niệm về vũ trụ của người Việt cổ.
2- Các dân tộc khác như H'Mong, Dao, Mường ... mà tôi đã ăn Tết cùng họ, thì chỉ thấy giã bánh Dày và gói bánh Ú hoặc bánh Tét mà không có bánh chưng vuông.
Tôi nghĩ rằng bánh Dày và bánh Ú, Tét là tượng trưng cho việc thờ Sinh thực khí của các nhóm dân Nam Đảo, hay Đông Nam Á, trong đó có tục thờ Nõ-Nường của người Việt. Chứ không phải tượng trưng cho một quan điểm cổ về bầu Trời và trái Đất.
Xin các bậc cao minh chỉ giáo thêm 125.234.151.139 14:02, 10 tháng 8 2006 (UTC)
[sửa] Man di
- Đoạn trích sau đây cho thấy tác giả có ý rằng người Việt có dòng dõi từ phương Bắc chứ không phải người bản xứ bị người Hoa khinh rẻ là người man di.
Tôi đề nghị bỏ đoạn trên vì câu trên mâu thuẫn với định nghĩa trong bài Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại. Theo bài đó thì lãnh thổ của Thần Nông-đế Nghi vẫn nằm ngoài Trung Nguyên ( do ở phía Nam sông Trường Giang), do đó, kể cả nếu người Việt có tổ tông từ vùng Động Đình hồ thật thì cũng vẫn là man di.
Trích Dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại.
- Bình nguyên Hoa Bắc, hay Trung Nguyên, cổ đại là vùng đất ở giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Các dân tộc ngoài Trung Nguyên cổ đại là các nhóm người ở ngoài vùng đất này
- Mọi ở phía Nam sông Trường giang thì gọi là Man.
Tmct 14:29, 26 tháng 11 2006 (UTC)
[sửa] Biên giới
Đọc danh sách và vị trí của 15 bộ của nước Văn Lang thì toàn thấy ở miền Bắc Việt Nam. Vậy mà phía trên danh sách một vài dòng thì lại nói biên giới của Văn Lang phía Bắc đến tận Động Đình Hồ. Phải chăng là không trùng khớp?222.252.94.23 08:48, ngày 8 tháng 3 năm 2007 (UTC)