Kim loại
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong hóa học, kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử. Các kim loại là một trong ba nhóm các nguyên tố được phân biệt bởi độ ion hóa và các thuộc tính liên kết của chúng, cùng với các á kim và các phi kim. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, đường chéo vẽ từ bo (B) tới poloni (Po) chia tách các kim loại với các phi kim. Các nguyên tố trên đường này là các á kim, đôi khi còn gọi là bán kim loại; các nguyên tố ở bên trái của đường này là kim loại; các nguyên tố ở góc trên bên phải đường này là các phi kim.
Các phi kim là phổ biến hơn các kim loại trong tự nhiên, nhưng các kim loại chiếm phần lớn vị trí trong bảng tuần hoàn, khoảng 80 % các nguyên tố là kim loại. Một số kim loại được biết đến nhiều nhất là nhôm, đồng, vàng, sắt, chì, bạc, titan, urani và kẽm.
Các thù hình của kim loại có xu hướng có ánh kim, dễ kéo, dễ dát mỏng và là chất dẫn điện và nhiệt tốt, trong khi đó các phi kim nói chung là dễ vỡ (đối với phi kim ở trạng thái rắn), không có ánh kim, và là chất dẫn nhiệt và điện kém.
|
H | He | |||||||||||||||||
Li | Be | B | C | N | O | F | Ne | |||||||||||
Na | Mg | Al | Si | P | S | Cl | Ar | |||||||||||
K | Ca | Sc | Ti | V | Cr | Mn | Fe | Co | Ni | Cu | Zn | Ga | Ge | As | Se | Br | Kr | |
Rb | Sr | Y | Zr | Nb | Mo | Tc | Ru | Rh | Pd | Ag | Cd | In | Sn | Sb | Te | I | Xe | |
Cs | Ba | La | * | Hf | Ta | W | Re | Os | Ir | Pt | Au | Hg | Tl | Pb | Bi | Po | At | Rn |
Fr | Ra | Ac | ** | Rf | Db | Sg | Bh | Hs | Mt | Ds | Rg | |||||||
* | Ce | Pr | Nd | Pm | Sm | Eu | Gd | Tb | Dy | Ho | Er | Tm | Yb | Lu | ||||
** | Th | Pa | U | Np | Pu | Am | Cm | Bk | Cf | Es | Fm | Md | No | Lr |
Kim loại nhẹ < 5 g/cm³ | Kim loại nặng < 10 g/cm³ | Kim loại nặng > 10 g/cm³ |
[sửa] Thuộc tính vật lý
Các kim loại có những đặc trưng sau: chúng thông thường có ánh kim, có khối lượng riêng tương đối lớn, dễ kéo dài và dát mỏng, thông thường có điểm nóng chảy cao, cứng, có khả năng dẫn nhiệt và điện tốt. Các thuộc tính này chủ yếu là do mỗi nguyên tử chỉ có liên kết lỏng lẻo với các điện tử ở lớp ngoài cùng của nó (các điện tử hóa trị); vì thế các điện tử hóa trị tạo ra một lớp mây xung quanh các ion kim loại. Phần lớn các kim loại về mặt hóa học là ổn định, với ngoại lệ đáng kể là các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, chúng nằm ở tận cùng bên trái trong bảng tuần hoàn và có độ hoạt động hóa học rất mạnh.
[sửa] Hợp kim
Hợp kim là hỗn hợp với các thuộc tính kim loại, chứa ít nhất là một nguyên tố kim loại. Ví dụ của hợp kim là thép (sắt và cacbon), đồng thanh (đồng và kẽm), đồng thau (đồng và thiếc), đuralumin (nhôm và đồng). Các hợp kim được tạo ra nhằm cải thiện một số thuộc tính cơ lý hay hóa học mà các kim loại gốc không có hay kém. Một số hợp kim sử dụng cho các ứng dụng có đòi hỏi cao, như động cơ máy bay chẳng hạn, có thể chứa tới hơn mười (10) nguyên tố.
[sửa] Tính chất hóa học
- Phản ứng với phi kim, điển hình là với oxy (oxy hóa) tạo oxít
- Các hợp chất của kim loại có liên kết ion, trong đấy ion kim loại có điện tích dương (cho electron)
[sửa] Tồn tại trong tự nhiên
Sắt là thành phần chính của lõi trái đất. Trong lớp vỏ trái đất, lượng kim loại nhỏ hơn phi kim, hầu hết các kim loại có dạng hợp chất trong các khoáng sản, quặng; một số kim loại tồn tại ở dạng nguyên chất (kim loại quí) như vàng, bạc, đồng, platin, ...