Làng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làng là một hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam.Suốt nhiều thế kỷ, làng xã là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam. Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định.Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn . Năm 1428, Lê Thái Tổ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị, gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã.Thời nhà Lê đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm soát làng xã. Viên quan cai trị làng lúc đó gọi là xã quan. Sau này là Lý trưởng. Trước đây, trên làng là xã, huyện, châu, phủ, lộ, đạo v.v tùy theo từng thời kỳ. Ngày nay, tổ chức trên làng là xã, huyện, tỉnh, quốc gia; tổ chức dưới làng có xóm.
[sửa] Xem thêm
- Nông thôn Việt Nam: đặc tính của làng xã Việt Nam.
- Quốc gia Việt Nam
- Quan hệ nhà nước – nông thôn VN thời tiền thuộc địa http://www.bbc.co.uk/vietnamese/programmes/story/2005/03/interviewnguyentheanh.shtml