Pharaon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pharaon và cuộc sống đời thường
Năm 1987, bà Christiane Desroches Noblecourt (Pháp), chuyên gia nổi tiếng về văn minh Ai Cập đã cho xuất bản công trình nghiên cứu về cuộc sống hôn nhân tình ái, gia đình của các Pharaon lừng danh của Ai Cập cổ đại. Khi đọc xong những trang sách ấy, mọi người không khỏi cảm thấy ghê sợ bởi sự loạn luân lăng loàn của các bậc vua chúa Ai Cập thời ấy.
1. Pharaon lấy con gái ruột của mình
Dân Ai Cập quan niệm mỗi Pharaon là một hiện sinh trần tục của một vị thần. Quyền lực của vị thần này phải luôn được tái truyền trong dòng dõi hoàng gia. Từ đó, việc lấy con gái, em gái để bảo tồn dòng máu thần thánh trong các Pharaon là chuyện không có gì là phi luân trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vua Memphis III lấy con gái đẻ của ông là Amon đặt làm thứ phi, sau đó lại lấy thêm cả hai em gái khác của Amon. Vua Anekhaton đã có hoàng hậu Néfertiti rồi, nhưng còn lấy thêm ba cô con gái ruột của mình là: Merythin, Maket Aton và Anihsenpa Iten. Cô con gái và cũng là vợ thứ tư sau khi bố-chồng chết đã trở thành vợ của Pharaon nổi tiếng Toutan Khamon. Những người con sinh ra từ cuộc hôn nhân này vừa gọi Pharaon là bố , vừa gọi là ông ngoại. Vì sự kết hôn cùng một huyết nhục như thế nên các sử gia và các nhà khảo cổ nhận thấy có sự thoái hóa về tinh thần và thể xác trong các dòng họ Pharaon.
2. Người dân thường của Ai Cập
Họ không được phép lấy hai ba vợ mà chỉ theo chế độ một vợ duy nhất. Tuy nhiên riêng Pharaon, ngoài hai ba vợ chính còn có cả trăm cô gái hầu để mua vui. Pharaon có quyền đa thê và vua có quyền chỉ định đứa con nào của bà vợ nào sẽ được làm thế tử nối ngôi.
3. Harem
Là những dãy nhà dài đông đến hai ba ngàn người. Ngoài số vợ chính, thứ. thiếp hầu mua vui, vua còn cả vài trăm cô gái còn trinh để sẵn.Có khi Pharaon có đến ba bốn harem, mỗi nơi một cái. Nhiều Pharaon còn đem cà harem theo khi đi kinh lý, chinh chiến.
4. Sinh hoạt trong các harem
Tất cả con cái, cháu chắt của Pharaon đều được dạy những môn học bổ ích. Các cung phi, nàng hầu trong khi chờ đợi Pharaon đoái nhìn tới thì trau dồi nghệ thuật khêu gợi và thỏa mãn sắc dục của vua: học ca, hát, đàn, đọc thơ....Ngoài ra, các harem còn tổ chức sản xuất các loại sản phẩm như: khăn, thảm, tấm trải, ngà voi... Tuy có tổ chức hẳn hoi nhưng harem luôn là nơi diễn ra sự tranh chấp ngấm ngầm nhưng ác liệt. Những mưu mô đảo chính, tranh giành quyền lực cũng xuất phát từ các harem mà ra. Tranh chấp. ghen tuông vì tranh giành sự sủng ái của Pharaon, vì muốn con cái mình được làm thế tử....
5. Hôn nhân trong xã hội Ai Cập
Hai thanh niên nam nữ yêu thương nhau tự giới thiệu nhau cho hai bên cha mẹ, xin phép cha mẹ, nếu cùng đồng ý thì họ cưới nhau. Mục đích chính của người phụ nữ Ai Cập khi lập gia đình là mong muốn được làm mẹ. Càng có nhiều con chứng tỏ càng được thần linh thương yêu!Họ có quyền xin li hôn. Nhưng việc li dị trong xã hội Ai Cập là rất hiếm vì họ rất sùng đạo. Họ quan niệm là nếu đi chệch ra khỏi con đường của luân lý, đạo đức thì sẽ không bao giờ trở lại được với thượng đế nữa.