Sân bay Quốc tế Long Thành
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sân bay quốc tế Long Thành | |||
---|---|---|---|
IATA: Unknown - ICAO: Unknown | |||
Tóm tắt | |||
Kiểu sân bay | Công cộng | ||
Cơ quan điều hành | Cụm cảng hàng không miền Nam | ||
Phục vụ | Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Độ cao AMSL | ? ft (? m) | ||
Tọa độ | ? | ||
Đường băng | |||
Hướng | Chiều dài | Bề mặt | |
ft | m | ||
Unknown | 13,123 | 4,000 | Concrete |
Unknown | 13,123 | 4,000 | Concrete |
Unknown | 13,123 | 4,000 | Concrete |
Unknown | 13,123 | 4,000 | Concrete |
Sân bay quốc tế Long Thành là một sân bay đã được phê duyệt quy hoạch và đang được triển khai lập dự án. Quy hoạch tổng thể Sân bay quốc tế Long Thành tại Long Thành, Đồng Nai (cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km theo hướng đông bắc, cách Vũng Tàu 70 km theo theo hướng tây bắc, cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành), đã được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải phê chuẩn. Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh dài 4000 m, rộng 60 m và các nhà ga hiện đại có công suất tổng cộng 80-100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm. Tổng mức đầu tư dự kiến: 8 tỷ USD. Chủ đầu tư: Cụm cảng hàng không miền Nam. Dự án được triển khai theo nhiều giai đoạn. Hiện tại, Cụm cảng hàng không miền Nam đang cùng với tư vấn nước ngoài tiến hành lập Nghiên cứu tiền khả thi (Pre-Feasibility Study).
Mục lục |
[sửa] Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2007 đến 2010 với việc xây dựng 2 đường cất hạ cánh 4000 m × 60 m có đèn đêm phục vụ cho việc cách hạ cánh 24/24 trong mọi điều kiện thời tiết và có thể tiếp nhận 2 chuyến bay cất hoặc hạ cánh đồng thời, 1 nhà ga hành khách có công suất 20 triệu khách/ năm, Đài kiểm soát không lưu, các công trình phụ trợ. Vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 3 tỷ USD
[sửa] Các công trình liên quan khác
Trong giai đoạn 2007-2010 sẽ xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Dây và Biên Hoà-Vũng Tàu 8-10 làn xe.
[sửa] Các giai đoạn tiếp theo
Bắt đầu từ năm 2010, tuỳ theo tình hình thị trường, sẽ nâng cấp tương ứng giai đoạn 2 với các nhà ga công suất 40 triệu khách/ năm. trước năm 2020 và 80-100 triệu khách/năm sau 2020. Tổng cộng 4 đường cách hạ cánh.
[sửa] Nguồn vốn
Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài.
[sửa] Tương lai
Vị trí trong khu vực châu Á: Việt Nam được đánh giá có vị trí địa -kinh tế và địa - chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí trung tâm ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá trong khu vực. Minh chứng mới nhất: Tập đoàn Sumimoto của Nhật Bản đang lập dự án Cảng trung chuyển Vân Phong với tổng mức đầu tư lên đến 15 tỷ USD. Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn. Ngoài ra, một số dự án du lịch lớn tại tỉnh Lâm Đồng (Đan Kia - Suối Vàng với số vốn 1,2 tỷ USD), Các khu nghỉ mát tại Nha Trang và Phan Thiết, các dự án du lịch Bà Rịa Vũng Tàu được cấp phép hoặc đang tiến hành thủ tục xin phép như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Vungtau Aquarium Công viên giải trí Bàu Trũng với tổng vốn lên đến 500 triệu USD cũng là những điểm thu hút khách lớn sử dụng sân bay này. Vùng Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển năng động để trở thành một Đại đô thị có dân số lên đến 20 triệu người(Mega Metropolitan Area) bao gồm: Tp HCM và vệ tinh: Biên Hoà - Vũng Tàu - Thủ Dầu Một - Bà Rịa - Tân An - Tây Ninh - Gò Công - Mỹ Tho. Do đó, với nhu cầu phát triển, đi lại và vận chuyển hàng hoá, sân bay này sẽ có tương lại rất khả quan.