Tê giác Java
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tê giác Java Tình trạng bảo tồn: Cực kỳ nguy cấp |
||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tê giác Java |
||||||||||||||
Phân loại khoa học | ||||||||||||||
|
||||||||||||||
Tên khoa học | ||||||||||||||
Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822 |
Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus) là một trong số các động vật có vú lớn hiếm nhất và đang ở tình trạng nguy hiểm nhất trên thế giới. Theo ước tính năm 2002, hiện chỉ còn khoảng 60 cá thể còn sống ở Indonesia và Việt Nam. Thậm chí quần thể rất ít này vẫn đang bị săn bắt trộm và tương lai của loài này là rất khó đảo ngược.
Tê giác Java sinh sống ở các vùng đồng rừng thấp ở Đông Nam Á. Chúng có màu xám, không có lông và những cá thể trưởng thành thông thường cân nặng tới 1,4 tấn. Giống như họ hàng gần là tê giác Ấn Độ, chúng chỉ có một sừng và giống như với loài tê giác Sumatra (cũng ở tình trạng cực kỳ nguy cấp tương tự) chúng chủ yếu ăn lá cây chứ ít ăn cỏ. Kiểu tìm kiếm thức ăn ưa thích của chúng là hạ gục các cây non để tìm lá và cành non cũng như hoa quả.
Hiện còn tồn tại hai phân loài:
- Rhinoceros sondaicus annamiticus (chỉ còn khoảng 2 - 7 cá thể sống ở Việt Nam)
- Rhinoceros sondaicus sondaicus (còn khoảng 50 - 60 cá thể sống trên đảo Java)
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- Bảng dữ liệu tại công viên quốc gia Ujung Kulon và khu bảo tồn tự nhiên Krakatau từ Trung tâm kiểm định bảo tồn thế giới (WCMC)
- Các chi tiết và ảnh từ ARKive