Tổng cầu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng cầu, trong kinh tế học, là lượng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng.
Tổng cầu bao gồm nhu cầu trong nước và nhu cầu nước ngoài. Nhu cầu trong nước lại bao gồm đầu tư của xí nghiệp, tiêu dùng của cá nhân, chi tiêu ròng của chính phủ (chênh lệch giữa chi tiêu chính phủ và thu của chính phủ từ thuế). Nhu cầu nước ngoài chính là xuất khẩu ròng (chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu).
Giả định rằng, trong toàn nền kinh tế, toàn bộ tiết kiệm sẽ được sử dụng để đầu tư. Khi đó, tổng cầu cũng chính là thu nhập quốc dân
Chủ nghĩa Keynes cho rằng nếu quản lý được tổng cầu thì sẽ giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và đạt được tăng trưởng kinh tế tối ưu. Hoạt động này gọi là chính sách quản lý tổng cầu hay chính sách Keynes, với hai phương tiện chính là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Chủ trương này đối lập với quan điểm của kinh tế học trọng cung trọng thị cải cách mặt cung của nền kinh tế.
Trong trình bày lý luận kinh tế học, các nhà kinh tế học hay dùng đường tổng cầu (đường AD) để biểu diễn sự thay đổi của tổng cầu.