Tonlé Sap
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tonlé Sap hay Biển hồ Campuchia (nghĩa là Sông nước ngọt lớn nhưng thông thường được dịch là Hồ Lớn ra các ngôn ngữ khác và Biển Hồ theo cách gọi của người Việt) là một hệ thống kết hợp giữ hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.
Trong suốt thời gia trong năm, hồ này khá hẹp và nông (cạn), sâu chỉ 1 m và diện tích 2.700 km2. Trong mùa mưa, sông Tonle Sap nối hồ và sông Mêkong đưa nước sông Mêkong vào làm cho lượng nước của hồ dâng lên và hồ có diện tích 16.000 km2 và sâu có nơi lên đến 9 m, làm ngập lụt các cánh đồng và cánh rừng xung quanh. Hồ là nơi sinh sôi lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và có sản lượng cá lớn nhất thế giới, nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt và 60% lượng chất đạm (protein) cho dân Campuchia. Hồ này cũng là nơi điều hòa lượng nước quan trọng cho vùng hạ lưu sông Mêkong. Nhờ Hồ Tonle Sap, lượng nước sông Cửu Long ở Đồng bằng sông Cửu Long được điều hòa vào mùa mưa (hạn chế lũ lụt) và mùa khô (cấp bổ sung nước) hợp lý. Hồ này được hình thành khoảng 5500 năm trước Công Nguyên do sự va chạm của lục địa Ấn Độ với châu Á.
[sửa] Tham khảo
- Milton Osborne, The Mekong, Turbulent Past, Uncertain Future (Atlantic Monthly Press, 2000) ISBN 0871138069
[sửa] Liên kết ngoài và tham khảo