Tuồng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ KINH KỊCH qua HÁT BỘ nói LUÔNG TUỒNG
hầu hết các học giả nghiên cứu kinh kịch Trung Quốc đều xác nhận kinh kịch là loại kịch của triều đình Bắc Kinh,có nghĩa kịch của Thanh triều tại kinh thành Bắc Kinh.Và là Bắc Kinh Kịch Nghệ,còn Hát Bộ của Việt Nam hát diễn tương tự kinh kịch nhưng minh định rỏ ràng là Kinh Điển Kịch Lệ.Vì vậy,gọi bộ môn này là Hát Bộ hoàn toàn có ý nghĩa rỏ ràng,minh định của tiền nhân ,hơn gọi bộ môn nầy là Hát Bội.Bởi tuồng tích trong vở diễn của hát bộ là các tuồng tích,kịch bản loại kinh điển,tất cả diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng BỘ DIỄN.Có người nói Bội mới đúng,mới có nghĩa là cường điệu,thực sự trong kỹ thuật trình diễn từ hát bộ đến cải lương qua thoại kịch nhạc kịch tới phim ảnh đương đại,diễn xuất của diễn viên đều phải có những trường hợp phải cường điệu cho quá hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận(tức nhiên cường điệu quá liều lượng thì diễn viên nầy sẽ bị Trơ với bạn đang cùng diễn)Các động tác càng nhỏ càng nhanh,khi lên sân khấu càng cần cường điệu khán giả mới kịp nhận thấy,bất kể đó là diễn cho hát bộ hay điện ảnh.Còn Hát Bộ do phân biệt từ mặt mũi,râu tóc áo quần,tướng dạng đi đứng,trung nịnh sang hèn,thô lậu thanh tú,minh chánh gian tà.Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng,khi đã ra sân khấu là không được diễn quàng xiêng bộ Trung cho vai đứa Hèn đứa Nịnh.Thậm chí lên ngựa xuống ngựa còn phân biệt Bộ của tướng Trung khác bô dạng với tướng Nịnh,cho nên dùng đúng chữ phải là hát BỘ,diễn BỘ,ra BỘ.Tuồng tích phải kinh điển người xem phần lớn đều biết rành Kịch Tình,họ đến rạp chỉ xem Kịch Tính của các nghệ sĩ,đạo diễn mà thôi,họ xem mọi động tác đã thành thông lệ,ước lệ.
Vào thời kỹ thuật âm thanh,ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình diễn.Hình ảnh diễn xuất chưa thể kéo lại nhìn gần,không thể trung cảnh,cận cảnh và đặc tả,khán giả lúc nào cũng xem được toàn cảnh.HÁT BỘ đã giải quyết diễn xuất bằng diễn theo bộ,để khán giả ngồi xa hay gần chiếu diễn (sân Khấu) đều nhìn thấy.theo bộ theo dạng,theo ngôn ngữ ca ngâm mà hiểu hoàn cảnh,sự việc đang diễn của tuồng tích.(Với cách diễn ca giọng thật to,thật cao và rỏ-opera.).
Có khả năng Tuồng và Hát Bộ cùng một thể loại nhưng du nhập không cùng một thời điểm.Miền Trung VN trở ra gọi Tuồng do chữ Liên Trường là kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện ,có hồi kết cuộc,phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn,từng trích đoạn.Người VN tùy ngôn ngữ địa phương mà thành luông tuồng,luồn tuông,luôn tuồn,luôn tuồng..
Đáng buồn ,một bộ môn nghệ thuật nhiều kiến thức bác học như vậy nhưng chắc chắn là khó tồn tại.Diễn viên không người kế thừa,hệ thống đào tạo gần như mơ hồ về nghiệp vụ và lý luận.Ca diễn vũ đạo cực kỳ công phu,học cho đến nơi chốn phải có thời gian dài,tiền của nhiều,khi diễn lại ít người xem.Đúng là một món đồ cổ trân quý nhưng phải có nhà nước giàu chịu bỏ nhiều tiền ra đầu tư,để làm của quốc bảo mới mong tồn tại.