Thảo luận:Yoga
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung bài này đã được ghi lại đầy đủ trên một cấp học thuật và hệ thống cao hơn ở mục Du-già. Tôi sẽ xoá và dùng redirect sau 3 hôm nếu không ai kháng biện. Cáo lỗi những ai đã bỏ công vì nó vì sửa một bài lủng củng, phạm lỗi đầu đuôi khó hơn viết lại từ đầu. --Baodo 16:46, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
[sửa] Yoga hay Du-già?
Theo muc Du-già thì Du-già là cách phiên âm của Yoga. Như vậy, tôi có thể đặt câu hỏi "Tại sao không đặt tên mục này là Yoga?". Vì nếu cứ đặt tên mục từ theo phiên âm một thứ tiếng nào đó (ở đây là tiếng Hán) thì thật khó cho người tra cứu. Moscow hay Mát-xơ-cơ-va sẽ đổi thành Mạc-Tư-Khoa; Niu Di-lân - New Zealand sẽ đổi thành Tân-tây-lan? Quay trở lại từ Du-già, phần lớn người Việt Nam chỉ biết đến từ Yoga. Tốt nhất là nên kết hợp cả 2 mục từ này lại với nhau và lấy tên là Yoga.--An Apple of Newton 17:06, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Tôi dùng Du-già vì nhiều lí do, xem như là chọn "cách ít dở nhất" trong những cách "dở dở ươn ươn".
- Vì nếu cứ đặt tên mục từ theo phiên âm một thứ tiếng nào đó (ở đây là tiếng Hán) thì thật khó cho người tra cứu.....Quay trở lại từ Du-già, phần lớn người Việt Nam chỉ biết đến từ Yoga.:------- Từ Du-già này đã đi sâu vào kinh điển Phật giáo VN, Apple ở Hà Nội nên tôi mạn phép cho rằng không tiếp xúc với văn hoá Phật giáo nhiều. Cứ đổ từ Huế vào Nam, khi nói đến Du-già Phật tử nào cũng biết (có nhiều tên bài luận Du-già sư địa luận, Du-già tông yếu, Du-già hành phái...). Thêm nữa, từ Yoga sẽ được chuyển hướng tự động. Tra sao cũng ra.
- Chữ Yoga có hai âm tiết, dùng y làm phụ âm, quy luật phiên âm tiếng Việt không cho phép như vậy. Nếu muốn phiên âm bằng bảng chữ cái tiếng Việt, ta "phải" viết Dô-ga (đọc d theo âm người Nam, không gi hoặc dz như người Bắc), như thế có được? Trường hợp ngoại hạng cho nhân danh, địa danh thuộc phần thảo luận khác và các từ này cũng được xử lí như những từ ngoại ngữ.
- Nếu tôi đưa một loạt từ có gốc Phạn khi viết về triết học Ấn Độ, để nguyên cách viết chuẩn quốc tế, người Việt mấy người đọc đúng? Yoga là trường hợp khá phổ biến và may mắn là âm Việt có thể đọc khá đúng (nếu người đọc biết chút ít cách phát âm tiếng Anh, Pháp hoặc Đức), nhưng nếu không biết - trường hợp thường xảy ra hơn - thì sao? Và nếu một loạt bài ghi về triết học, thế giới tâm linh với những khái niệm đáng được ghi chính xác mà thuật ngữ không giống cơm, không ra cháo thì sao hiểu được? Ví dụ: Jñānayoga, chữ Jñāna đọc thế nào? Jñāna có nghĩa là trí, trí huệ, và tôi nên gọi mục từ là Trí Yoga hoặc Yoga trí huệ? Nhưng nếu không khi thì thành tố âm Jñ đọc ra sao? Viết như Apple đề nghị Jnana Yoga (tạm bỏ diacritics), thì còn là mục từ tiếng Việt?
- Khi dùng từ hoặc đặt tên một bài, người viết nên nhìn lại ngôn ngữ của mình, tức là tiếng Việt để tận dụng những thành phần đã có hoặc những gì gần gũi dân tộc hơn, ít nhất là gần về cách đọc và phát âm. Không phải bất cứ từ gì lấy từ ngoại ngữ một cách vô tư cũng là điều hay, bởi vì muốn dùng chúng chính xác - tôi nói với một yêu cầu khá cao - người viết phải đạt một trình độ nhất định.
- Với phương tiện hiện đại và mã unicode cho phép - tôi xem đây là luận cứ xác đáng nhất - tôi ghi tất cả những thông tin trong bài để người đọc có thể tự chọn. Cái "truyền thống" và "hiện đại" đều được thâu nhiếp lại trong bài. Cứ đọc hết bài Du-già sẽ thấy, hãy phê bình nội dung cũng như cách dùng từ ngữ và ghi chú, sau đó thảo luận tiếp. Thân mến --Baodo 20:25, ngày 14 tháng 11 năm 2005 (UTC)
- Baodo đã giải thích rất đầy đủ và tôi công nhận là tôi không chuyên sâu về Phật giáo hay Ấn Độ giáo như Baodo. Về nội dung tôi không thể đi sâu vì không hiểu biết nhiều. Tuy nhiên, tôi có một số lý do để đề nghị dùng từ Yoga (tất nhiên nếu dùng redirect từ yoga sang du-già cũng chẳng sao):
- 1. Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt (Nxb Văn hóa-Thông tin), tôi không thấy mục từ Du-già và chỉ thấy mục từ Yoga. Nếu nói từ Du-già rất phổ biến trong Phật giáo (đặc biệt ở miền Nam như Baodo đã nói) thì chưa chắc từ này đã phổ biến trong đại bộ phận người dân Việt Nam. Mà Wikipedia thì được viết cho ai, một bộ phận người theo Phật giáo và người nghiên cứu về Phật giáo hay đại đa số người Việt Nam?
- 2. Còn trong cuốn "sách dịch" Mười tôn giáo lớn trên thế giới do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên (Nxb Đông Phương Trung Quốc) (bản dịch do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành) cũng có đề cập đến Thuật Yoga trong Chương 6 - Ấn Độ giáo. Ở đây, tôi không thấy người dịch dịch yoga thành du-già.
- Tôi tin rằng Baodo rất am hiểu về Ấn Độ giáo và Phật giáo. Còn tôi thì ngược lại. Do đó, tôi chỉ dám nêu một số ý kiến chủ quan như vậy với mong muốn người tra cứu thấy dễ dàng khi đọc Wiki. Trân trọng--An Apple of Newton 17:24, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)