Đối tượng nghiên cứu của cơ cổ điển
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ cơ học (tiếng Anh: "mechanics", tiếng Pháp: "mécanique") bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mekane, phiên âm ra là "mekane" có nghĩa là máy móc. Như vậy cơ học là bộ môn nghiên cứu sự chuyển động của hệ vật chất cũng như sự cân bằng - một trường hợp đặc biệt tương ứng với sự vắng mặt của chuyển động.
Sự tiếp cận một cách định lượng của cơ học chỉ thực sự được tiến hành từ thế kỷ 17.
Người ta phân biệt rất nhiều phần khác nhau trong bộ môn này:
- Chuyển động học
- "cinematic" (tiếng Anh) và "cinéatique" (tiếng Pháp), bắt nguồn từ chữ Hy Lạp kinema phiên âm là "kinema" có nghĩa là chuyển động. Đây là những nghiên cứu mô tả chuyển động nhưng không quan tâm đến nguyên nhân gây ra chuyển động.
- Động lực học
- "dynamic" (tiếng Anh) và "dynamique" (tiếng Pháp), bắt nguồn từ chữ Hy Lạp dynamis phiên âm là "dyname" có nghĩa là lực. Đây là những nghiên cứu nhằm thiết lập mối liên hệ giữa chuyển động và những nguyên nhân gây ra nó.
Cũng có thể chia cơ học thành hai nhánh:
- Động học
- hay là nghiên cứu miêu tả những hệ vật chất đang trong quá trình chuyển động: đây được xem là thuỷ tổ của hầu như mọi lĩnh vực khác nhau của Cơ học. Ở đây, người ta thường xuyên phải định nghĩa những đại lượng cho phép mô tả chuyển động như là động lượng, mô men động lượng...
- Tĩnh học
- hay là nghiên cứu sự cân bằng của các hệ vật chất: nhánh này đã được ngầm bao hàm trong bộ môn phân tích động lực học khi xem rằng vận tốc và gia tốc của mọi thành phần động lực học đều bằng 0.