Bà Rịa (thị xã)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bà Rịa là trung tâm hành chính (tỉnh lỵ) của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thị xã được thành lập từ ngày 2 tháng 6 năm 1994, do chia huyện Châu Thành thành huyện Châu Đức, Tân Thành, thị xã Bà Rịa. Nhiều cơ quan quan trọng của tỉnh đã chuyển từ Vũng Tàu đến đây, từ sau khi thị xã được nâng lên làm tỉnh lỵ. Nó được tách ra từ huyện Châu Thành theo Nghị định số 45/CP ngày 2 tháng 6 năm 1994 và đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1994.
Mục lục |
[sửa] Địa lý
Thị xã Bà Rịa cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 km về phía Đông Bắc, cách Vũng Tàu 20 km về hướng Tây Bắc. Phía bắc thị xã giáp huyện Châu Đức và một phần huyện Tân Thành; phía nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía đông giáp huyện Long Đất; phía tây giáp huyện Tân Thành. Diện tích tự nhiên là 1975 km²; gồm 7 phường (Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung, Long Hương, Kim Dinh), 3 xã (Hòa Long, Long Hương, Long Phước).
[sửa] Nhân khẩu
Dân số năm 2004 là khoảng 80.000 người, với mật độ 883 người/km².
[sửa] Kinh tế
Tại thị xã, một số hoạt động nông nghiệp như trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Thị xã là một đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ là 51, 52, 56 và tỉnh lộ 52.
Từ khi thành lập tới nay, qua 9 năm phấn đấu, thị xã Bà Rịa đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng sản phẩm nội địa của địa phương tăng bình quân hàng năm là 22,29%: Ngành CN- TTCN có 738 cơ sở sản xuất, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 25,48%. Ngành nông nghiệp đạt mức tăng bình quân hàng năm 7,44%; trên lĩnh vực trồng trọt đã cơ bản hình thành được 3 vùng chuyên canh (vùng lúa, vùng cây ăn quả và cây công nghiệp, vùng rau). Dịch vụ thương mại cũng có bước phát triển đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 12-15%. Thị xã đã xây dựng hoàn chỉnh khu Trung tâm thương mại và các phố chợ, đủ đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán trước mắt và trong tương lai. Dịch vụ bưu chính viễn thông được mở rộng, hiện nay trên địa bàn thị xã trên 6.000 máy điện thoại, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 23,38%. Về xây dựng cơ bản, trong 9 năm qua, thị xã đã làm mới, nâng cấp, cải tạo được hơn 90 kém đường giao thông, lắp đặt 1.450 bộ đèn chiếu sáng, trồng gần 3.000 cây xanh các loại làm mới hoa viên, công viên với diện tích trên 5.500m2, 12 công tŕnh dịch vụ thương mại, 100 công tŕnh y tế, văn hóa, xã hội và 15 công tŕnh kinh tế nông nghiệp, với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng.
Thị xã Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu. Hầu hết các tuyến giao thông đến tỉnh Bà Rịa-vũng Tàu đều chạy qua Thị xã Bà Rịa như: Quốc lộ 51, 55, 56 hiện nay và sau này là tuyến đường cao tốc Vũng Tàu thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đờng sắt Vũng Tàu – Biên Ḥa, do vậy thị xã có thể phát triển dịch vụ vận tải bến xe, buôn bán. Phát triển CN – TTCN cũng là một hướng ưu tiên của thị xã. Tại đây có Nhà máy điện Bà Rịa chạy bằng khí đốt công suất khoảng 327,8 MW, đang triển khai xây dựng Nhà máy điện liên doanh Wartsla công suất 120 MW. Cùng với Phú Mỹ, Bà Rịa sẽ là một trung tâm điện năng lớn của cả nớc. Hệ thống sản xuất nước sạch lớn nhất tỉnh cũng nằm ở Bà Rịa, hiện có hai nhà máy nớc ngầm và nước mặt công suất 43.000 m³ mỗi ngày đêm. Bà Rịa sản xuất được gạch không nung, khai thác đá, sản xuất bê tông, bê tông nhựa đường, cơ khí xây dựng. Về hàng xuất khấu, trên địa bàn thị xã có một nhà máy may giày, một nhà máy may túi xách, 2 nhà máy đông lạnh hải sản và một xí nghiệp may xuất khẩu.
Hiện nay, tỉnh đang quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật trung tâm hành chính tỉnh tại thị xã Bà Rịa. Tại đây tỉnh cũng đang quy hoạch chi tiết một khu công nghiệp sử đụng khí thấp áp với diện tích khoảng 30 - 40 ha ở xã Long Hương. Song song đó sẽ có hướng mở rộng các ngành công nghiệp sử dụng khí đất, tiến hành đầu tư nhà máy nước Đá Đen, hiện đại hóa nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu, tiếp tục phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, da giày, cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm, phát triển thương mại, khai thác tối đa hiệu quả của Trung tâm thương mại Bà Rịa...
[sửa] Lịch sử
Vùng đất Bà Rịa được người Việt Nam khai phá từ thế kỷ 17, lúc đầu Bà Rịa thuộc dinh Trấn Biên, tỉnh Gia Định. Năm 1808 vua Gia Long đổi Trấn Biên thành Biên Hoà. Tên Bà Rịa có hai cách giải thích: theo các cuốn "Gia Định thành thống chí", "Đại Nam nhất thống chí" và một số bộ sử khác thì Bà Rịa vốn là đất của tiểu vương Bà Lỵ (bị Chân Lạp thôn tính). Nam 1622 theo thoả ước của chúa Nguyễn Phúc Nguyên với vua Chân Lạp Chey Chetta II, những nhóm cư dân Việt đầu tiên được phép khai phá xứ Mô Xoài xứ Bà Lỵ. Tên Bà Lỵ được người Việt phát âm chệch thành Bà Rịa. Một cách giải thích khác: vào khoảng năm 1789 có một người đàn bà tục gọi là bà Rịa người Bình Định đa dân nghèo vào khai hoang ở Tam Phước (tên gọi ngày nay). Nhờ uy tín và tài năng tổ chức, bà động viên được mọi người ra sức khẩn hoang, xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới. Về già, bà Rịa đem hết tài sản của ḿnh làm việc công ích, lập quỹ cứu tế để trợ giúp ngời nghèo, rước thầy về dạy học cho trẻ... Bà chết năm 1803 được dân lập dền thờ như một vị phúc thần. Tên của bà đã trở thành tên của vùng đất này.
[sửa] Nguồn
- Giới thiệu tổng quan – Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
- Bà Rịa – Vài nét lịch sử – UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu