Bánh tráng nướng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bánh tráng hay còn gọi là Bánh đa là một dạng lương khô, dùng ăn kèm với các món ăn chính khác sau khi đã nướng giòn.
Mục lục |
[sửa] Tên gọi
Sở dĩ người miền Nam Việt Nam gọi là là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Còn người miền Bắc gọi là bánh đa vì khi nướng xong nó cứng như lá đa [cần chú thích].
[sửa] Nguyên liệu
Nguyên liệu chính là bột gạo pha lỏng vừa phải với nước. Có cho vào đó một ít bột mì với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng (nếu pha nhiều bột mì sẽ làm cho bánh có vị chua). Ngoài ra còn có các các phụ gia khác như mè, muối, tiêu, tỏi... tùy loại bánh tráng.
[sửa] Cách làm
Dùng một cái gáo dừa múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (tráng bánh), động tác này phải khéo léo, nhanh nhẹn diễn ra chỉ trong vài giây (có thể rắc thêm mè lên trên). Bánh chín, dùng một nan tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh gỡ ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi nắng. Sau khi phơi khô, đem bánh đi nướng trên than hồng. Bánh tráng có thể được ăn kèm với nhiều món ăn như: mắm ruốc, gỏi... nhưng nhất thiết phải qua công đoạn nướng giòn.