Bò banteng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bò banteng Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp |
||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phân loại khoa học | ||||||||||||||||
|
||||||||||||||||
Tên khoa học | ||||||||||||||||
Bos javanicus d'Alton, 1823 |
Bò banteng hay bò rừng (Bos javanicus) là một loài bò tìm thấy ở Myanma, Thái Lan, Cam pu chia, Lào, Việt Nam, Borneo, Java và Bali. Một số bò banteng đã được đem vào Bắc Úc trong thời kỳ đô hộ của người Anh năm 1849.
Bò banteng lớn tới khoảng 1,6 mét dài (tính từ vai) và cân nặng 600-800 kilôgam. Bò banteng có vết lang trắng trên cẳng chân, mông trắng và các đường viền trắng xung quanh mắt và mõm, tuy nhiên đặc điểm hình thái của bò banteng phụ thuộc giới tính rõ rệt. Con đực có lông màu hạt dẻ sẫm hay lam-đen, sừng dài cong về hướng trên và có bướu trên lưng gần vai. Trong khi đó, con cái có lông màu nâu ánh đỏ, sừng nhỏ, cong vào phía trong ở chóp sừng và không có bướu.
Bò banteng sống trong những cánh rừng thưa, ở đó chúng ăn cỏ, lá tre, quả cây, lá và cành non. Bò banteng nói chung hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng ở những nơi con người sinh sống đông đúc chúng quen với họat động ăn đêm. Bò banteng có xu hướng sinh sống theo bầy từ 2 dến 30 con.
Bò banteng đã được thuần hóa ở một vài nơi trong khu vực Đông Nam Á, và ở đó có khoảng 1,5 triệu bò banteng được chăn nuôi. Bò banteng nuôi và bò banteng hoang có thể giao phối và con cái của chúng là có khả năng sinh sản.
Vào tháng 2 năm 2005, quần thể bò banteng ở bán đảo Cobourg là 10.000 con, làm cho quần thể ở Bắc Úc là bầy lớn nhất trên thế giới. Trước khi có sự nghiên cứu của trường Đại học Charles Darwin người ta cho rằng chỉ có 5.000 con bò banteng thuần chủng trên toàn thế giới. Trong khu vực nguyên quán của chúng, bầy lớn nhất chỉ có ít hơn 500 con.
[sửa] Liên kết ngoài
- Bằng tiếng Anh:
- Phát triển mạnh của bò banteng trên bán đảo Cobourg từ Trang chủ của CDU