Cà cuống
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
?
Cà cuống |
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Belostoma indicum từ Ấn Độ. Minh họa trong Fauna of British India của W. L. Distant
|
|||||||||||
Phân loại khoa học | |||||||||||
|
|||||||||||
|
|||||||||||
Abedus Belostoma Diplonychus Horvathinia Hydrocyrius Lethocerus Limnogeton Poissonia Sphaerodema Weberiella |
Cà cuống (có khi còn được gọi là đà cuống) là một trong những nhóm sâu bọ có kích thước lớn nhất hiện nay. Cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm. Chúng có thể sống trên bờ hoặc nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước. Chúng có thể bơi lội nhờ các đôi chân bè, kẹp chặt mồi nhờ các móng nhọn. Tuy bay không khỏe nhưng về đêm, chúng có thể bay từ dưới ruộng lúa lên bờ đến những nơi có ánh đèn điện vì chúng rất nhạy cảm với kích thích của ánh sáng điện. Cà cuống rất háu ăn, chúng tấn công và hút máu của nhiều động vật thủy sinh như: tôm, tép, trai, nòng nọc, nhái, cá con ... Có trường hợp các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một con cò nước khá lớn nằm gục trên bờ do bị một con cà cuống lớn hút cạn máu.
[sửa] Ẩm thực với cà cuống
Cà cuống có thể được chế biến làm thức ăn cho người. Theo sử sách thì từ 200 năm trước Công nguyên, cà cuống đã được xếp vào loại sơn hào hải vị của người Việt để cống nạp cho Trung Hoa với tên gọi con sâu quế. Bọng tinh dầu trong bụng cà cuống đực, thoang thoảng mùi hương quế rất khó tả, là gia vị quý giá được pha chế vào nước mắm, không thể thiếu trong các món ăn truyền thống như bún chả, bún thang, chả cá, bánh cuốn, và chính nó làm cho các món ăn nói trên có hương vị nổi tiếng của nghệ thuật ẩm thực Hà thành truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay do sự lạm dụng thái quá của thuốc trừ sâu, cà cuống đã gần như tuyệt diệt. Tinh dầu cà cuống đã được làm nhân tạo tại Thái Lan, nhưng hương vị thua xa cà cuống thiên nhiên.
Do hiếm hoi, hiện nay rất ít khi người ta trích tinh dầu của những con cà cuống đực bắt được, mà thường hấp hoặc nướng chín cà cuống để tinh dầu lan tỏa toàn thân, đúng như câu tục ngữ "cà cuống chết đến đít vẫn còn cay". Sau đó băm nhỏ và cho vào lọ nước mắm ngon, khi sử dụng thì lấy ra vài giọt nước mắm để gia vào các món ăn, chủ yếu để pha vào nước mắm bún chả, bánh cuốn; chế vào nước dùng của bún thang; và pha vào mắm tôm khi ăn chả cá. Cà cuống cái không có bọng tinh dầu thơm nên thường người ta chỉ ăn trứng.