Cơ học đất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cơ học đất là bộ môn nghiên cứu các tính chất vật lý, cơ học của đất để áp dụng vào mục đích xây dựng. Karl von Terzaghi, cha đẻ của Cơ học đất, đã có những đóng góp to lớn trong ngành địa chất thế giới. Đối tượng nghiên cứu của có học đất là đất thiên nhiên được hình thành do phong hóa, do trầm tích và sau khi hình thành lại luôn biến đổi do tác động của môi trường xung quanh. Đất thường dùng làm nền, làm vật liệu hoặc môi trường xây dựng. Cơ học đất là một ngành khoa học địa chất (địa chất công trình - enginering geology - geotechnique) nghiên cứu các đặc trưng xây dựng của đất, các nguyên nhân quyết định các đặc trưng đó, nghiên cứu trạng thái ứng suất - biến dạng của đất, cường độ chống cắt, áp lực hông của đất (tường chắn), sức chịu tải của nền móng, độ lún của nền đất, và sự ổn định của mái dốc. Đặc điểm chủ yếu của khoa học này là nghiên cứu đối tượng rất phức tạp, gồm nhiều thành phần với tính chất khác nhau đồng thời lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện xung quanh. Do vậy, bên cạnh việc sử dụng phương pháp lý thuyết, cần phải hết sức coi trọng phương pháp thí nghiệm, bao gồm cả thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm ngoài hiện trường vào theo dõi biến dạng, ổn định của công trình. Vì chỉ có trên cơ sở so sánh với các tài liệu theo dõi các công trình ngoài thực tế mói có thể xác minh tính đúng đắn của các kết quả lý thuyết cũng như các số liệu thử nghiệm và tìm ra phương hướng cải tiến thích hợp để giải quyết các bài toán thực tế sát hơn. (trích trang 6 - Cơ sở địa chất, cơ học đất và nền móng công trình - Nguyễn Uyên). Cơ học đất được nghiên ở Việt Nam hiện có các giáo sư đầu ngành như: GS.TSKH.NGND Phạm Văn Tỵ,PGS.TS Phạm Minh Toàn,PGS.TS Nguyên Huy Phương, PGS.TS Tạ Đức Thịnh, PGS.TS Lê Trọng Thắng - Trường Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội; NGUT Nguyễn Uyên - Trường Đại học Thủy Lợi, GS.TSKH Nguyễn Thanh - trường Đại Học Huế, GS.TSKH Phạm Xuân (Liên hiệp khảo sát nền móng công trình)...