In ấn
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử in ấn
In ấn bắt đầu xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6. Sách cổ nhất được in còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim Cương). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.
Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris. Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở Thành phố Mexico, Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628, và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.
[sửa] Kỹ thuật in sách
[sửa] Kỹ thuật in ấn hiện đại
Sách báo ngày nay thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét - offset. Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca ta lốc), in lụa, in quay, và in phun và in la de. Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montréal, ở Quebec, Quebecor World.
In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.
[sửa] Xem thêm
- Máy in
- In màu
- In lụa
- Tham khảo: Đại cương về kỹ thuật in của Huỳnh Trà Ngộ
- In kỹ thuật số, In hiflex, Máy in phun khổ lớn, Máy cắt decal các loại.