Nhạc cụ dân tộc Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[sửa] Cồng, chiêng
Cồng, chiêng là nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thau, đường kính từ 20 cm (loại nhỏ) cho đến 60cm (loại to), ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Âm thanh của cồng, chiêng vang như tiếng sấm rền. Đối với các dân tộc ở Việt Nam cồng, chiêng được coi là nhạc cụ thiêng. Lúc đầu, cồng, chiêng chỉ dùng để tế lễ thần linh, sau này mới được dùng trong các lễ hội dân gian.
[sửa] Đàn t'rưng
Ở Việt Nam cũng như một số nơi trên thế giới có nhiều tộc người đã biết dùng tre, nứa để làm nên những nhạc cụ khác nhau. Tuy vậy không nơi nào có một nhạc cụ làm từ tre nứa độc đáo như ở Tây Nguyên. Đó là đàn t'rưng. Đàn t'rưng làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Một đầu ống bịt kín bằng cách để nguyên các đầu mấu, đầu kia vót nhọn. Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạp thành âm thanh cap thấp khác nhau tùy độ to, nhỏ, dài, ngắn của ống. Âm sắc của đàn t'rưng hơi đục, tiếng không vang to, vang xa nhưng khá đặt biệt. Nghe tiếng đàn t'rưng ta có cảm giác như tiếng suối róc rách,, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.
[sửa] Đàn đá
Đàn đá là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày thì tiếng trầm. Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thanh thót xa xăm. Ở âm vực trầm, đàn đá vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ. Đàn đá đã được giới thiệu ở trong và ngoài nước.