Phóng viên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phóng viên hay nhà báo là người làm việc trong một tòa soạn báo, một hãng thông tấn, một đài truyền hình hoặc đài phát thanh. Đôi khi, có những phóng viên tự do không trực thuộc một cơ quan nào nhưng cũng hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Công việc của phóng viên là thực hiện các bài viết, bản tin, phỏng vấn, hình ảnh hoặc phóng sự về một hay nhiều vấn đề của xã hội đương đại.
"Tìm đến ngọn nguồn của sự thật" là mục tiêu lớn nhất mà một phóng viên (nhà báo) phải theo đuổi. Đó cũng có thể coi là phẩm chất cao quý nhất của phóng viên. Cũng có thể coi phóng viên là "nhà sử học". Bởi lẽ, xã hội, nhân dân, lịch sử yêu cầu, mong mỏi và bắt buộc nhà báo-nhà sử học phải tôn trọng sự thật, phản ánh đúng sự thật khách quan như "nó" vốn có và đã diễn ra.
Phóng viên phải có khát khao cháy bỏng và trong tình huống không thể tránh được, dám trả giá nào đó để không hổ thẹn với nghề. Sự trả giá ấy không thể so với những khốc liệt của chiến tranh trước đây, nhưng đủ để người ta vẫn gọi nghề báo với cái tên "nghề nguy hiểm".
Vũ khí của người làm báo là khả năng đưa thông tin đến cho mọi người. Thông tin về cái tốt và về cái xấu. Thông tin về những gì chưa rõ sẽ là tốt hay xấu. Thông tin chân thực, có trách nhiệm. Thông tin trung thực chỉ có một khuôn mặt. Nếu thông tin của bạn có ích cho xã hội, nhưng lại động chạm đến lợi ích của những nhóm người nào đó, thì từ khi đó, bạn cũng sẽ là đối tượng của thông tin. Thông tin về bạn, về động cơ của bạn, về khả năng của bạn, về phẩm chất của bạn. Thông tin này lại có nhiều khuôn mặt. Để chống lại bạn, không nhất thiết người ta phản đối những gì bạn viết. Không phải lúc nào độc giả hay khán giả yêu quý bạn, cũng có thể bên cạnh bạn, bảo vệ bạn. Vì dẫu khác xưa nhiều, thì bây giờ xã hội chúng ta đang sống vẫn chưa thể có một cơ chế hoàn hảo để luôn phân biệt rõ trắng đen trong các luồng lạch thông tin.
Công việc của phóng viên là ‘lấy tin’. Nhưng trong một ngày có biết bao nhiêu sự kiện xẩy ra. Không phải tất cả đều đáng tường thuật. Như vậy, những gì là tin tức? Độc giả muốn biết và cần biết những tin như thế nào? Đây là điều các phóng viên phải quyết định hàng ngày. Trước khi săn tin về một vấn đề nào đó, họ tự hỏi: ‘đây có phải là chuyện người ta sẽ bàn tán đến hay không?’ và ‘đây có phải là tin họ cần hay không?’
Phóng viên là những người giữ một trong những công việc quan trọng nhất trong bất cứ một xã hội nào. Hoàn cảnh làm việc của các phóng viên khác nhau tùy từng quốc gia. Tại một vài nước, chính phủ hay các chính đảng làm chủ ngành truyền thông. Tại một số nước khác, các cá nhân hay công ty làm chủ. Tại nhiều nước, ngành truyền thông gồm cả hai loại. Nhưng cho dù hoàn cảnh của họ ra sao đi nữa, thì tất cả các phóng viên giỏi đều có cùng chung một mục đích cơ bản.
Họ cung cấp cho người đọc những tin tức cần thiết để hiểu về thế giới chung quanh và để đi đến các quyết định trong đời. Người đọc dựa vào các phóng viên để biết tin tức về cộng đồng của họ, về chính phủ, thương nghiệp, thể thao, sức khoẻ v.v... Với các tin tức đó, người đọc quyết định nên xem những gì trên truyền hình, ăn uống những gì, mua xe gắn máy loại gì, cho con cái đi học ở đâu, bỏ phiếu cho ai trong cuộc tuyển cử sắp tới, và hơn thế nữa.
Thỉnh thoảng, những tin này mang tính chất sống còn. Một chính trị gia Thái Lan cho rằng cơ quan dự báo thời tiết đã không kịp thời thông báo cho dân làng ở một tỉnh miền Bắc biết rằng sắp có bão, khiến cho 30 người bỏ mạng vì lụt. Theo ông các nhà dự báo thời tiết cần đến các phương tiện truyền thông.
Thế nào là tin tức? Công việc của phóng viên là ‘lấy tin’. Nhưng trong một ngày có biết bao nhiêu sự kiện xẩy ra. Không phải tất cả đều đáng tường thuật. Như vậy, những gì là tin tức? Độc giả muốn biết và cần biết những tin như thế nào? Đây là điều các phóng viên phải quyết định hàng ngày. Trước khi săn tin về một vấn đề nào đó, họ tự hỏi: ‘đây có phải là chuyện người ta sẽ bàn tán đến hay không?’ và ‘đây có phải là tin họ cần hay không?’ Tin tức là những dữ kiện quan trọng hay đáng để ý, được một số đông người quan tâm. Những tin này khác với những điều thông thường xẩy ra hàng ngày. Tin tức là những gì khác thường. Một định nghĩa lừng danh về tin tức là: ‘một con chó cắn người không phải là tin, nhưng nếu một người cắn chó thì đó là tin’. Một tin trên trang nhất của nhật báo Bangkok Post kể lại rằng một người đàn ông bị bắt vì ông đã cắn vào cổ con chó của ông ta. Người này muốn chứng tỏ ông là chủ của con chó.
Tin tức cũng là những gì ảnh hửơng đến nhiều người. Có thể một trận lụt lớn phá hoại nhà cửa và mùa màng. Có thể giá dầu mỏ tăng, có nghĩa là chạy xe gắn máy sẽ tốn kém nhiều hơn. Thông thường những tin lớn nhất là những gì ảnh hưởng đến một số người đông đảo nhất. Đôi khi, tin tức chỉ là những gì những người quan trọng, những người nổi tiếng nói hoặc làm. Các phóng viên theo sát các viên chức tối cao như thủ tướng, tổng thống và ngoại trưởng. Đây là các nhân vật quyền thế vì vậy các ý kiến của họ được tường thuật rộng rãi hơn ý kiến của người dân thường. Một số phóng viên đuổi theo các ngôi sao màn bạc và ca sĩ vì họ biết rằng độc giả của họ chú ý đến đời sống của những người giầu có, nổi tiếng. Tin tức có tính cách nhất thời. Thông thường, tin tức là những gì xẩy ra hôm nay, không phải từ tháng trước. Độc giả muốn biết về những gì cập nhật nhất, và họ muốn biết càng sớm càng tốt. Nếu có đám cháy lớn xẩy ra trong thành phố, một phóng viên truyền hình phải lập tức tường thuật trong bản tin ngày hôm đó. Một phóng viên báo in phải viết bài cho ấn bản ra sáng hôm sau.
Tin tức là về những cuộc xung đột. Xung đột gây xáo trộn cho cuộc sống hàng ngày. Người ta xung đột với nhau để tranh dành đất đai. Các chính đảng ganh đua với nhau để nắm chính quyền. Các quốcgia xung đột với nhau trong chiến tranh. Tin tức cũng là về các khía cạnh địa phương. Ngừơi đọc muốn biết về các diễn biến xẩy ra ngay tại chỗ hoặc nơi gần chỗ họ sống. Một nhật báo tại Viên Chăn (Lào) chú trọng đến một trận lụt gần Viên Chăn. Báo này không chú ý đến lụt ở Bắc Kinh. Người đọc cũng muốn biết về các diễn biến ảnh hửơng đến những người giống họ. Người Lào để ý đến những gì xẩy ra cho những người Lào khác. Một chiếc máy bay bị rơi ở Trung Quốc có thể không được báo chí Lào tường thuật nhiều. Nhưng nếu có ba người Lào trên máy bay thì đó sẽ là một tin lớn.
Đôi khi tin tức là những gì hữu ích. Có thể là tin về cách kiếm việc làm mới. Hoặc tin về cách tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Rồi còn có các tin chỉ để giải trí. Các tin này gồm có các mẩu chuyện về súc vật, những hành động buồn cười của người này hay người kia, tiến triển của việc quay một cuốn phim mới, và cứ thế.v.v.. Không phải lúc nào cũng định nghĩa được tin tức. Một phóng viên mới vào nghề có thể cảm thấy lúng túng khi chủ biên của anh hay chị ta bảo rằng ‘hãy ra ngòai để đem tin về’. Nhưng với kinh nghiệm, người phóng viên này sẽ có khả năng nhận biết ngay đâu là tin.
Tìm nguồn tin và ý tưởng để viết bài Thông thường tin tức diễn ra ngay bên ngoài cửa sổ của chúng ta: một tòa nhà bốc cháy, cảnh sát bắt kẻ gian, lụt lội trên đường phố sau những trận mưa lớn. Tuy nhiên, nhiều tin không rõ rệt như vậy. Bạn không nên ngồi chờ cho các diễn biến xẩy ra, hay chờ chủ biên giao cho bạn công việc. Bạn nên tự mình nghĩ ra các ý tưởng để viết bài. Bạn có thể tìm ý bằng cách thường xuyên liên lạc với các cơ quan thông tin của chính phủ hay các bộ ngành. Một số các cơ quan công bố lịch trình hoạt động trong ngày.
Một số các thông cáo báo chí có thể là nguồn gốc để viết các tin hay. Mốt số tin do các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc đưa ra. Những thông cáo khác do các doanh nghiệp, trường học, v.v.. phổ biến. Các chính phủ và tổ chức khác cũng thường xuyên phổ biến các thông cáo, tài liệu và các bản báo cáo. Các phóng viên giỏi biết tính trước. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng để hiểu biết về các đề tài hay cơ cấu tổ chức mà bạn viết bài. Làm sao để chắc chắn rằng bạn biết sẽ xẩy ra sự kiện nào kế tiếp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng các tin tức về bối cảnh thông tin dữ liệu bạn cần đến khi quốc hội thông qua một đạo luật mới về đầu tư, hay khi ngân hàng trung ương loan báo cắt giảm lãi xuất một lần nữa. Các bạn cũng có thể lấy ý tưởng bằng cách đọc các báo khác, nghe radio và xem TV. Hãy để ý đếncác câu hỏi mà các phương tiện truyền thông khác chưa giải đáp. Tìm một khía cạnh mới cho câu chuyện.
Một số các phóng viên đọc các tạp chí định kỳ về kỹ thuật để tìm hiểu về các tiến triển trong lĩnh vực họ quan tâm để viết tin. Một phóng viên viết về môi trường có thể đọc tờ Watershed, một tập san chuyên về các vấn đề môi trường tại Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hãy tự trau dồi kiến thức càng nhiều càng tốt về các vấn đề bạn viết. Khi bạn học đựơc điều gì mới, bạn có thể chia xẻ với độc giả của bạn.
Tại Campuchia, nhiều phóng viên đọc bản tin hàng tháng của Quốc Vương Norodom Sihanouk. Trong bản tin, Quốc Vương cho biết ý kiến của ngài về nhiều vấn đề, chẳng hạn như các phiên tòa xử Khmer đỏ hay các vấn đề của nông dân nghèo. Các ý kiến này đôi khi là tài liệu tốt để viết bài. Bạn cũng có thể tìm đựơc ý viết bài bằng cách nói chuyện với người khác-tại nhà, nơi chợ búa hay tiệc tùng. Người ta nói chuyện về những gì? Các ý kiến và những mối quan tâm của họ có thể là nền tảng để viết bài. Bạn cũng có thể tìm ra biết bao nhiêu ý nhờ quan sát. Lần tới trên đường đi làm, bạn nên để ý xem có tòa nhà nào mới, trông có vẻ hay hay, đang bắt đầu được xây. Gọi điện thọai cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng của thành phố để hỏi thêm. Có thể bạn sẽ biết được đó là một viện bảo tàng hay một rạp xi nê mới lạ. Đó là chuyện mà nhiều người trong thành phố muốn đọc.
Có nhiều nguồn tin, nhưng là nguồn tin tốt. Qua những người khác bạn có thể tìm ý để viết bài. Họ cũng cho bạn các thông tin bạn cần để viết bài. Nhưng điều quan trọng là các nguồn tin đó phải tốt. Bạn phải chắc chắn là bạn có các nguồn tin chính xác và khách quan hoặc các tin trung lập. Liệu những tin họ cung cấp cho bạn trước đây có đúng hay không? Những người khác có tin tưởng vào các nguồn tin đó hay không? Liệu họ có ở vào địa vị để biết về những điều họ nói đến hay không? Họ có lý do gì để nói dối bạn hay không? Bạn cũng cần phải có các nguồn tin chuyên môn về một số vấn đề nào đó. Kể cả các chuyên gia kinh tế. Nếu bạn viết về một tin kinh tế mà không hiểu các từ chuyên môn, bạn có thể điện thoại hỏi họ. Để gây dựng các nguồn tin tốt, bạn cần phải nói chuyện với mọi người thường xuyên, bằng cách gặp tận mặt hay qua điện thọai. Khi họ đã biết bạn rồi, họ sẽ tin bạn. Và bạn cũng sẽ biết có tin được họ hay không.
Một số phóng viên thường làm quen và giao thiệp với các viên chức cấp trung tại các cơ quan họ quan tâm để viết bài. Đây là những người thường nắm được những gì đang xẩy ra. Các thư ký cũng có thể là những nguồn tin tốt vì họ biết các viên chức làm gì. Họ cũng có thể dàn xếp để bạn phỏng vấn các viên chức đó. Phóng viên giỏi viết bài dựa vào tin tức do nhiều nguồn tin cung cấp. Khi một nguồn tin cho bạn một thông tin nào đó, bạn hãy kiểm tra lại với những nguồn tin khác để chắc chắn rằng tin đó đúng. Hoặc bạn nên yêu cầu những nguồn tin khác nhận xét hay bình luận để bạn có thể viết bài một cách hoàn hảo hơn. Không nên chỉ trích riêng lời các viên chức chính phủ. Hãy nói chuyện với các chuyên gia, chẳng hạn như với các nhân viên thuộc các tổ chức phi chính phủ hay các giáo sư đại học. Hãy nói chuyện với những người dân thường mà các sự kiện đó ảnh hưởng tới họ. Thường xuyên liên lạc với các nguồn tin của bạn để biết xem những gì đang xẩy ra. Dưới đây là một số những nguồn tin cho các phóng viên tại Đông Nam á:
- Thông cáo báo chí
- Các cơ quan chính phủ
- Cảnh sát và nhà thương
- Các tổ chức quốc tế
- Các nhà ngọai giao
- Các Tổ chức phi chính phủ.
- Các doanh nghiệp và hiệp hội nghiệp vụ
- Trường học
- Thư thông tin, tạp chí, nhật báo, Internet
- Các bản tin địa phương và quốc tế trên TV và Radio
- Người dân chỗ chợ búa.
Giữ một danh sách nguồn tin Lưu giữ một danh sách các nguồn tin được sắp xếp gọn gàng nơi bàn giấy của bạn ở phòng tin là điều hết sức quan trọng. Luôn luôn xin danh thiếp của người cung cấp tin cho bạn. Xếp danh thiếp này vào một chiếc hộp trên bàn của bạn. Cùng lúc, bạn nên giữ sẵn một cuốn niên giám điện thoại và các sổ ghi số điện thọai của chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Thường thường bạn phải gọi điện ngay lập tức cho một người nào đó. Bạn không có đủ thì giờ để đi tìm tên người đó ở những chỗ khác.
Văn hóa người làm báo Tố chất văn hóa biểu hiện trong công việc hằng ngày bằng đạo đức nghề nghiệp. Quy ước đạo đức là sự đúc kết những yêu cầu về tố chất văn hóa mà xã hội đòi hỏi ở người cầm bút. Cụm từ “có văn hóa” tự nó bao hàm nội dung “có đạo đức”… Báo chí là phương tiện lợi hại góp phần xây dựng và phát huy văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Có hai việc nổi bật báo chí ta đã và đang cống hiến vào sự nghiệp ấy: cổ vũ, nêu gương, quảng bá đời sống tinh thần văn minh, lành mạnh; và tiếp thu, gạn lọc, truyền thụ tinh hoa văn hóa nước ngoài, làm giàu văn hóa dân tộc. Xét từ một góc độ khác, bản thân báo chí là bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc. Không thể diễn tả đúng bản chất, đặc sắc, độ dày, chiều sâu văn hóa của một quốc gia mà không đề cập vai trò, cống hiến cũng như bản lĩnh, đặc thù của báo chí quốc gia ấy.
Với ý nghĩa kép đó, người làm báo là người làm văn hóa. Về bản chất, nhà báo là nhà văn hóa. Dĩ nhiên không mấy người làm báo dám tự nhận như vậy; xưa nay những ai biết mình, biết người ít khi mạo xưng, mạo nhận. Người xưa dạy: “Hữu xạ tự nhiên hương”. Mặc dù vậy, có nói ra hay không, trách nhiệm tinh thần của nhà báo với tư chất nhà văn hóa vẫn luôn hiện hữu đó. Nói nhà báo – nhà văn hóa là nhấn mạnh hàm lượng về tố chất văn hóa của người cầm bút. Tố chất ấy, không phải muốn là có. Chẳng ai có thể làm ra vẻ mình có văn hóa khi chưa hội đủ các điều kiện. Không có bột sao gột nên hồ. Chất “bột” ở đây là căn bản văn hóa thâm hậu – văn hóa hiểu vớinghĩa nhân văn cao cả, chứ không đơn thuần biểu hiện bằng học vị, kiến thức, tài hoa, sự nghiệp – cho dù đấy là những phẩm cách không thể thiếu ở nhà văn hóa. Căn bản văn hóa không phải tư chất bẩm sinh. Nó phản ánh truyền thống văn hiến và chất lượng giáo dục mà con người hưởng thụ từ xã hội, gia đình. Nó là kết quả công phu khiêm tốn học tập, cần mẫn tích lũy và kiên trì rèn luyện. Nhà báo quen ăn đong, ở xổi sẽ chẳng bao giờ có nổi căn bản văn hóa thâm hậu đích thực.
Tố chất văn hóa của người làm báo thể hiện chủ yếu ở nếp sống, ở cách hành xử hàng ngày đối với Tổ quốc, xã hội, gia đình, đồng bào, đồng nghiệp… Vì nhu cầu nghề nghiệp, người làm báo hòa nhập vào giới thượng lưu, trí thức, chính khách mà không lấy thế làm sang; sống chung với lớp người bị coi là hạ đẳng trong xã hội mà vẫn biết quý trọng nhân cách của họ và biết giữ mình, không để tiêm nhiễm những thói hư, nếp xấu thường tình. Người làm báo nhẹ nhàng lên tuyến lửa cùng anh chiến sĩ xung kích, lòng không mảy may ngần ngại lát nữa có thể mình sẽ nằm lại vĩnh viễn nơi đây – trong lịch sử báo chí Việt Nam thiếu chi những tấm gương tuyệt vời như vậy – nhưng lại dễ tuôn nước mắt trước cảnh người đàn bà bất hạnh, khi nhìn em bé côi cút bệnh tật trong túp lều tranh… Nói cách khác, tố chất văn hóa của người làm báo bộc lộ qua cuộc sống thực của con người giữa đời thường. Một thái độ vô cảm trước nỗi đau người khác, một lối sống làm ra vẻ hào hoa phong nhã song về nhà thường giở thói côn đồ với vợ con, một cuộc đời mải mê chạy theo đồng tiền, theo cái danh hão mà sẵn sàng bon chen, ra tay huỷ diệt không tiếc thương bạn bè, đồng nghiệp, thì cho dù những câu anh viết ra cao thượng, hào nhoáng đến đâu, rốt cuộc vẫn không thể che đậy bản chất anh là một người thiếu văn hóa. Người xưa nói: “Nghề báo có thể đưa anh đến bất kỳ đâu, miễn là anh biết dừng lại”.
Tố chất văn hóa biểu hiện trong công việc hằng ngày bằng đạo đức nghề nghiệp. Quy ước đạo đức là sự đúc kết những yêu cầu về tố chất văn hóa mà xã hội đòi hỏi ở người cầm bút. Cụm từ “có văn hóa” tự nó bao hàm nội dung “có đạo đức”. Tố chất văn hóa của nhà thể hiện ở phong cách làm việc nghiêm túc, trung thực, rộng lượng với người khác, nghiêm khắc với bản thân; sẵn sàng “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” song luôn luôn thận trọng, cân nhắc khi xử lý công việc. Mà cái làm chuẩn mực cho sự cân nhắc, không gì khác lợi ích quốc gia. Lao động cần cù, có lương tâm là biểu hiện tố chất văn hóa của con người.
Sau tất cả mọi thứ, cuối cùng tố chất văn hóa mới thể hiện lên trang báo, qua làn sóng của đài. Tuy nhiên chớ nên đồng nhất cấp độ hay dở của tác phẩm với tố chất văn hóa của người làm nên tác phẩm ấy, hoặc tách rời hai giá trị, cho dù chúng có những nét tương đồng. Tố chất văn hóa thể hiện qua chất lượng tự thân của tác phẩm chứ không phải qua những tiểu xảo kỹ thuật, uốn éo văn chương. Một bài báo hay, một khuôn hình đẹp riêng biệt, tự nó chưa đủ nói lên tố chất văn hóa của tác giả. Tố chất văn hóa đời thường mà không tầm thường. Tác phẩm mang tố chất văn hóa quý trọng con người, nâng con người lên chứ không hạ thấp con người.
Tố chất văn hóa rốt cuộc biểu hiện bằng tác động xã hội của từng tác phẩm và của cả đời người. Hiệu quả của nhiều tác phẩm cộng lại, cống hiến của cả đời lao động cần cù dồn lại, cuối cùng khắc họa nên nhân cách người cầm bút.
Các phóng viên lúc nào cũng phải hy sinh để hoàn thành đầy đủ công việc của mình một cách thích hợp cho báo,đài.Đôi khi công việc sẽ ko theo ý muốn của các phóng viên do cách xử lý công việc ko nhanh nhẹn,tự tin và kiên nhẫn,cần cù.Khi cầm bài báo lên,nếu người xem cảm thấy ý kiến của phóng viên thật hợp lý và thể hiện được tố chất yêu nghề và say mê làm việc,khi đó các phóng viên mới thật sự thành công trong công việc.
Thu Thập tin tức Phóng viên săn tin bằng ba phương pháp cơ bản nhất Quan sát trực tiếp: Họ chứng kiến tận mắt Phỏng vấn: Họ nói chuyện với người khác và đặt các câu hỏi Nghiên cứu: Họ đọc và dùng tài liệu Giữ cho đầu óc cởi mở khi viết bài tường thuật. Đừng bắt đầu bằng cách quyết định bài viết của bạn sẽ như thế nào rồi mới đi tìm các chi tiết phù hợp với quyết định đó và làm ngơ trước các dữ kiện khác. Bắt đầu bạn nên để cho đầu óc muốn ra sao cũng được. Trong lúc đưa tin bạn có thể nhìn thấy cốt lõi câu chuyện, tầm quan trọng và độ hấp dẫn của câu chuyện khác hẳn với những gì bạn nghĩ ban đầu. Một khi bạn quyết định xong về trọng tâm của vấn đề, bạn hãy đi tìm chi tiết để mở đề và đưa vào thân bài viết. Quan sát Thông thường bạn ít khi có mặt ngay tại địa điểm xảy ra câu chuyện, vì thế bạn cần phải phóng vấn những người tham gia hay chứng kiến tại chỗ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đến tận nơi trong nhiều thể loại tin tức, chẳng hạn như tại các buổi họp báo cũng như trong các phóng sự về người dân hay nơi chốn nào đó. Quan sát trực tiếp thường là cách thức tin cậy nhất để thu thập tin tức. Bạn không phải dựa vào lời của nhân chứng vì có thể họ không hoàn nhớ về các chi tiết trong câu chuyện. Quan sát là cách tốt nhất để kiểm tra lời của một người nào đó. Bạn biết được là lời họ có đúng hay không khi chứng kiến tận mắt