Sức khoẻ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theo hiến chương của Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe được định nghĩa: "Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật".
Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản của con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào.
[sửa] Tập luyện
Tập luyện thể dục thể thao là thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Điều này có được trực tiếp từ rèn luyện khả năng và kỹ năng thể dục. Tập luyện thường xuyên là thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa các "bệnh người giàu" như ung thư,bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng.
Nhìn chung , luyện tập thể dục có thể chia thành ba nhóm theo tác động nói chung lên cơ thể con người :
- Tập luyện căng cơ chẳng hạn như ép dẻo chăm sóc chức năng vận động của cơ và các khớp.
- Bài tập Aerobic như đi bộ và chạy tập trung vào việc tăng sức chịu đựng của hệ tuần hoàn.
- Bài tập Anaerobic chẳng hạn nâng tạ hoặc chạy nước rút tăng sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn.
Tập luyện thể dục được cho là rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Dinh dưỡng tốt ít nhất cũng quan trong tương tự tập luyện thể dục. Khi tập luyện , dinh dưỡng sẽ trở nên thậm chí quan trọng hơn cả để có một chế độ ăn tốt nhằm đảm bảo cho cơ thể có một tỉ lệ đúng cả yếu tố thông thường lẫn yếu tố vi lượng, giúp cơ thể hồi phục sau khi vận động.
[sửa] Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ ăn, các thành phần sức khỏe và bệnh tật. Các nhà dinh dưỡng là các chuyên gia y học đã được đào tạo chuyên môn cao. Họ cũng là những bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên an toàn , có cơ sở khoa học và chính xác về dinh dưỡng và cách can thiệp.
Từ sức khỏe tốt cho tới chết đói hoặc suy dinh dưỡng, có một chuỗi dài các loại bệnh tật có thể gây ra hoặc làm giảm nhẹ được nhờ thay đổi chế độ ăn uống. Thiếu hụt, quá mức hay mất cân bằng trong chế độ ăn có thể dẫn tới các bệnh như bệnh scobat, béo phì, chứng loãng xương, cũng như nhiều vấn đề liên quan tới tâm lý và hành vi. Hơn nữa, ăn phải các nguyên tố không có vai trò với sức khỏe ( như là chì, thủy ngân, PCB, dioxin) có thể gây độc và các hậu quả tiềm tàng dẫn tới tử vong, tùy thuộc liều lượng. Dinh dưỡng học giúp tăng hiểu biết tại sao và như thế nào các vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sức khoẻ.
[sửa] Liên kết ngoài
Thể loại: Stub | Sức khỏe | Y học | Cuộc sống cá nhân