Tím
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
#8b00ff
Màu tím là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên.
Màu tím có thể còn được gọi là viôlét xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Anh, violet, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet.
Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn màu tím.
[sửa] Trong quang phổ
Màu tím nằm trong dải các màu xanh da trời ánh đỏ hay màu tía ánh xanh lam.
Nó là màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm (indigo), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 380 đến 420 nanômét.
Các bước sóng này khó có thể tái tạo trên màn hình [pmáy tính]]. Ta có thể nhìn thấy bước sóng này bằng cách nhìn ánh sáng phản chiếu từ các rãnh phản quang trên mặt đĩa CD (đĩa quang).
Xem thêm tia cực tím.
[sửa] Tọa độ màu (xấp xỉ)
Số Hex = #8B00FF RGB (r, g, b) = (139, 0, 255) CMYK (c, m, y, k) = (116, 255, 0, 0) HSV (h, s, v) = (273, 100, 100)
[sửa] Các sắc thái
- màu hoa oải hương (lavender) - thông thường là (RGB: 230, 230, 250)
- màu hoa cà (lilac) - thông thường là (RGB: 200, 162, 200)
Phổ điện từ Radio| Vi ba | Bức xạ terahertz | Hồng ngoại | Phổ quang học | Tử ngoại |Tia X | Tia gamma Phổ quang học: Đỏ | Da cam | Vàng | Lục | Lam | Tím Dải tần vi ba: Băng L | Băng S | Băng C | Băng X | Băng Ku | Băng Ka | Băng K | Băng V | Băng W Dải tần radio: ELF | SLF | ULF | VLF | LF | MF | HF | VHF | UHF | SHF | EHF Dải sóng : Sóng dài | Sóng trung | Sóng ngắn | Vi sóng |