Thảo luận Thành viên:Thaisk
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
[sửa] Chào mừng người mới đến
Xin chào bạn,
Tại cộng đồng Wikipedia mọi người đều tôn trọng trang cá nhân của người khác. Xin giải thích tại sao bạn lại sửa trang cá nhân của Vương Ngân Hà? Trần Thế Trung 13:16, tháng 7 31, 2005 (UTC)
- Thành thật xin lỗi nếu tôi sửa đổi được nội dung trên trang riêng này. Tôi sửa thử vì tin rằng việc này không có kết quả??? Nếu ai cũng có thể sửa đổi trang cá nhân của người khác như thế thì tôi thấy không ổn. Tôi vừa xin đăng nhập, mong bạn giải thích? Thái Slovakia
-
- Hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này. Nếu bạn cần trợ giúp xin bạn hãy xem sách hướng dẫn. Đặc biệt bạn có thể xem các trang về cách viết trang mới, cách soạn thảo bài, và quyền tác giả. Xin bạn hãy nhớ ký tên khi thảo luận bằng cách dùng 4 dấu ngã (
~~~~
). Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án này trong tương lai. Thân mến.
- Hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này. Nếu bạn cần trợ giúp xin bạn hãy xem sách hướng dẫn. Đặc biệt bạn có thể xem các trang về cách viết trang mới, cách soạn thảo bài, và quyền tác giả. Xin bạn hãy nhớ ký tên khi thảo luận bằng cách dùng 4 dấu ngã (
-
- P.S. Nếu bạn có thắc mắc gì thêm, thử tìm xem nó đã được trả lời tại Wikipedia:Câu thường hỏi chưa. Một số thành viên có đề nghị "khóa" trang cá nhân của họ. Ví dụ trang của User:Arisa. Hiện bạn không thể sửa trang đó được.
- Trần Thế Trung 13:55, tháng 7 31, 2005 (UTC)
Tôi rất muốn tham gia diễn đàn này, tôi có nhiều bài viết và dịch trong lĩnh vực thiên văn học muốn đóng góp. Nhưng có lẽ cũng có nhiều người sẽ ngần ngại giống như tôi trước khi tham gia. Đọc qua các tranh luận quay quanh một số đề tài, một vài phân tích nghĩa từ, tôi thấy đa phần chỉ quanh quẩn trong vệc tìm kiếm cái trung lập ở những đề tài còn phải tế nhị, khi quyết định chọn từ chuẩn thì lại theo dân chủ. Trong khi đó, bản chất và ý tưởng của BKTT thì đã rõ và nó sẽ không thực hiện được nếu thiếu một ban trọng tài bao gồm các chuyên gia trong các ngành: Ngữ âm tiếng Việt, Từ vựng tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Phương ngữ học, Ngôn ngữ văn chương, Lịch sử tiếng Việt, Từ Hán – Việt, Ngôn ngữ học đại cương, Âm vị học, Lịch sử ngôn ngữ học, Lô gich và ngôn ngữ, Ngữ nghĩa học, Ngôn ngữ học thống kê, Ngữ dụng học, Chữ viết và lịch sử chữ quốc ngữ, Các loại hình ngôn ngữ, Ngôn ngữ học và lý thuyết phiên dịch, Ngôn ngữ học xă hội, Danh học : nhân danh và địa danh, Từ điển học, Văn học dân gian Việt Nam, Văn học Việt Nam, Văn học phương Đông, Văn học phương Tây... Ví dụ: tôi muốn đăng bài viết về Nghành thiên văn GAMA nhưng ai là người trong chuyên ngành duyệt và chỉnh đốn câu cú cho tôi? Theo tôi kết quả khoa học không thể có từ bình bầu dân chủ mà ta phải bầu ra một ban cố vấn dân chủ, để những nội dung được công bố trong BKTT này luôn là mẫu mực cho gần trăm triệu người Việt. Thân Thái Slovakia
- Chào bạn,
- Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ. Mời bạn đọc Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. Các thảo luận là cơ hội để những người có chuyên môn tìm kiếm đồng thuận của cộng đồng trong một bài viết. Hiện tại tôi nghĩ "ban cố vấn" chuyên ngành không cần thiết, vì giá trị của ý kiến từng thành viên chỉ phụ thuộc vào khả năng kiểm chứng và độ thuyết phục của ý kiến đó, không phụ thuộc vào ai phát biểu ý kiến đó. Xin mời bạn cứ thoải mái đăng những gì bạn cho là có ích cho cộng đồng lên đây, sẽ có những người chuyên gia trong ngành sửa chữa, bổ sung. Trước khi tìm đến giải pháp "hay hơn", mời bạn thử nghiệm với những gì đã có hiện nay. Như mọi người làm khoa học, chúng ta cần thí nghiệm, thực hành, trước khi tìm ra lý thuyết? Trần Thế Trung 07:37, tháng 8 1, 2005 (UTC)
- Về Nghành thiên văn GAMA tôi gợi ý thay bằng Ngành thiên văn gamma. Lý do:
- Nghành sai chính tả, còn Ngành đúng chính tả (bạn tra bất kỳ từ điển tiếng Việt nào để kiểm chứng câu nói này)
- gamma không là tên riêng hay tên viết tắt, nó là tên của một bức xạ điện từ, nên không viết hoa.
- Chúng ta có thể rút ngắn tên bài này thành Thiên văn gamma. Bạn xem thêm Wikipedia:Cách đặt tên trang. Trần Thế Trung 08:52, tháng 8 1, 2005 (UTC)
- Về Nghành thiên văn GAMA tôi gợi ý thay bằng Ngành thiên văn gamma. Lý do:
- Cảm ơn anh Trung những thư trả lời rất nhanh của anh. Đọc các bài anh hướng dẫn tôi có sáng hơn về Wikipedia, tin tưởng hơn về tương lai của nó. Rất hân hạnh được tham gia Wikimedia khi thời gian cho phép.
- Thái Slovakia
[sửa] Hình ảnh
Tôi thấy bạn truyền lên Hình: Nhung hanh tinh cua he mat troi sau 8 2006.jpg nhưng không ghi rõ giấy phép. Bạn có thể tham khảo thêm Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để chọn thẻ bản quyền hợp lý cho hình này, bằng cách chèn thêm đoạn mã, chẳng hạn {{GFDL}} vào trong phần mã của trang đó, nếu hình ảnh phù hợp với thẻ bản quyền này. Vương Ngân Hà 00:57, ngày 5 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Bạn xem thẻ quyền của hình bên đó là gì, nếu lấy xuống từ trang Web của NASA thì dùng thẻ {{PD-USGov-NASA}}. Vương Ngân Hà 07:06, ngày 7 tháng 1 năm 2007 (UTC)
[sửa] Thuật ngữ tin học
Bạn xem thử bài trên mà xem. Đã có người bày sẵn ra rồi mà tôi còn lười quá thể nên vẫn bỏ đó :) (Có khi phải làm một chương trình tự động chuyển đổi cho đỡ ngại làm bằng tay). Tôi thấy bạn làm danh sách thuật ngữ thiên văn học mà phục lắm. Chúc bạn thành công. Ngành khoa học tự nhiên nào ở VN cũng thiếu sách, cần phải dịch thêm nhiều, mà thuật ngữ tiếng Việt thì nhiều khi chưa thống nhất hoặc nhiều người không biết.
À bạn xem thử Thể loại:Thành viên thiên văn học, ở đây cũng có mấy người cùng có mối quan tâm như bạn. Thân mến. Tmct 10:08, ngày 5 tháng 1 năm 2007 (UTC)
[sửa] Định dạng hình
Cảm ơn bạn đã truyền lên Hình:Parsec.jpg. Bạn có thể lưu hình lại bằng định dạng PNG hay GIF được không? Định dạng JPG không thích hợp với diagrams vì nó làm lòe hình. Cảm ơn bạn. Nguyễn Hữu Dụng 23:32, ngày 21 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Tôi thử vài loại ảnh như bạn đề nghị nhưng cứ thu nhỏ là vỡ ảnh (tôi thử xem bằng IE, trên máy tính của mình) nên lưu lại ở kích thước cần dùng trong bài vậy. Cảm ơn DHN. Thaisk 17:59, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Nếu bạn lưu thành dạng PNG bạn có thể tải file đó lên, rồi chúng ta sẽ dời hình cũ để chỉ đến hình mới. Nguyễn Hữu Dụng
Tôi vừa gửi lên ảnh ở dạng .png, trông được đấy nhỉ. Cảm ơn nhiều. Thaisk 21:37, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
[sửa] Từ điển thiên văn học
Bạn vào xem tại Thảo luận:Thuật ngữ thiên văn học. À mà bạn có cách nào để vẽ, hoặc vạch ra hai đường song song trên bề mặt Trái Đất, sao cho chúng không gặp nhau không :) ? Casablanca1911 08:49, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Hai vĩ tuyến. Lần sau bạn có thể đặt câu hỏi tại Wikipedia:Bàn tham khảo. 203.160.1.42 08:53, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Tất nhiên là các vĩ tuyến rồi, nhưng đó là bạn vẽ trên quả cầu, đặt tại cái bàn trong phòng của bạn. đây là tôi muốn hỏi trên thực địa, trên bề mặt Trái Đất, vẽ như thế nào (thao tác) và căn cứ (mốc) vào đâu để vẽ được 2 đường đó. Casablanca1911 09:01, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Vĩ tuyến không phải là đường thẳng, ngoại trừ xích đạo. Vậy không vẽ được. Bạn có thể ra bàn tham khảo mà "kết bạn" ("hỏi") với các bạn khác nữa.203.160.1.42 09:06, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Câu này phải đợi nhà thiên văn học mới giải được, vì phải có tầm nhìn xa trông rộng mà. Casablanca1911 09:21, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Đã có nhà thiên văn học trả lời bạn rồi. Ở bàn tham khảo còn có nhiều hơn. Bạn nói nhìn xa trông rộng là ý gì? Chẳng nhẽ bạn, do không phải là nhà thiên văn học, có tầm nhìn hẹp? 203.160.1.42 10:15, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Theo một câu chuyện của Gôgôn thì bạn không thể nhìn thấy cái mũi của chính mình, nghĩa là để vẽ được hai đường như vậy thì bạn không thể đứng trên Trái Đất để vẽ được mà cần phải "đặt cơ sở" từ bên ngoài vũ trụ, ý của tôi về tầm nhìn xa trông rộng là như vậy. Còn để nhìn xa trông rộng được thì rõ ràng là nhà thiên văn học có nhiều cơ hội hơn. Casablanca1911 10:31, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- 203.160.1.42 nói có phần đúng đó, nhưng Wikipedia:Bàn tham khảo khó theo dõi và chung chung quá, cảm ơn Casablanca1911 đã đặt câu hỏi này cho tôi, như có lẽ bạn nên đặt vào thỏa luận ở Thảo luận:Thiên văn học vì thực tâm tôi rất khâm phục nhiều thành viên trong vi.wiki có hiểu biết uyên bác có thể giúp bạn. Theo tôi hai mặt phẳng song song nào cùng cắt bề mặt Trái Đất đều tạo hai đường cong không cắt nhau. Trong trường hợp này, chúng là đường cong nên không thể nói đến sự "song song". Từ khi bánh chưng không còn là biểu tượng của đất, không có đường thẳng nào có thể nằm trên bề mặt Trái Đất :-).
Theo câu hỏi của Casablanca1911, tôi đoán bạn tìm thông tin về lĩnh vực trắc địa thực hành. Để xác định vị trí của một điểm trên hay gần bề mặt Trái Đất (sau khi có điểm, bạn muốn vẽ gì cũng được) người ta dùng các máy đo đạt trắc địa. Cần hiểu rằng người thực hiện công việc trắc địa không phải đụng tay đến các vấn đề trắc địa đại cương như bạn nghĩ. Các máy trắc địa "một đập 7 mạng" ngày nay giúp bạn nhanh chóng xác định hướng, khoảng cách đến điểm đo, chênh lệch độ cao từ người quan sát đến điểm cần đo với độ chính xác vài cm/km. Tất nhiên là bạn chờ câu trả lời cho câu hỏi ở đâu là điểm mốc? Tôi nghĩ (hy vọng) Việt Nam cũng như các nước khác đã có mạng lưới các mốc trắc địa. Các mốc trắc địa này nằm cố định trên mặt đất, mỗi mốc mang các thông tin cơ bản: độ kinh trắc địa B, độ vĩ trắc địa L, độ cao trắc địa H (độ cao trên bề mặt elipsoid của Trái Đất), hằng số hấp dẫn... Các mốc chính quốc gia nằm cách nhau khoảng 7km (ở địa điểm dễ nhìn, không nằm trên đất cá nhân...) được xác định bằng các thiết bị GPS với độ chính xác tọa độ kinh vĩ dưới 0,009m và sai số độ cao dưới 0,025m. Các điểm trắc địa khác dày đặc hơn, được xác định bằng tính toán hình học, tất nhiên hiện nay nó dần được đo bằng các thiết bị GPS.
Để thảo luận này không bị đánh giá là nhầm chỗ, tôi phải "giả vờ" mở rộng về trắc địa thiên văn. Đây là phần vô cùng quan trọng và có thể nói là tương lai của ngành trắc địa. Một khi các thiết bị GPS trên mặt đất có thể xác định bất kỳ tọa độ trắc địa nào của người quang sát, có thể ghi nhận và phân tích một khối lượng số liệu lớn một cách có hệ thống, không hiểu các nhà trắc địa ngày nay sau một vài năm nữa sẽ làm nghề gì đây? Thaisk 21:17, ngày 22 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Okie, câu thảo luận sau cùng của bạn là câu tôi mong đợi. Thanks. Casablanca1911 10:00, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)
[sửa] Thuật ngữ ngôn ngữ học
Cám ơn Thaisk đã trả lời tôi về việc sở hữu cách được viết thêm (dù đã có trước). Tôi cũng đã bỏ phần tặng cách vì nó đã có trong phần dative case. Tôi đã nghiên cứu ngôn ngữ học hơn 20 năm và trong 3 năm tham dự Wikipedia tiếng Việt đã mong muốn có thêm người biết về ngôn ngữ học để viết nhiều bài về đề tài quan trọng và rất thích thú này. Khi xưa thì có Thành viên:Baodo (rất tốt về Hán, Phạn và Đức), tôi (Anh, Gealic và rất ít của nhiều thứ) và một vài người khác. Bây giờ thì có thêm Thaisk ... tốt quá.
Tôi cũng bắt đầu cho thêm các thuật ngữ thiên văn học vào bài đó vì khi tôi bắt đầu với Wikipedia tiếng Việt thì Thành viên:David và tôi (2 người không phải là người Việt) đã viết các bài về hành tinh của Thái Dương Hệ (hay Hệ Mặt Trời) và chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi gặp các từ chuyên môn.
Mekong Bluesman 23:30, ngày 30 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Tôi quan tâm đến ngôn ngữ học và từ điển học nói riêng, dùng tốt tiếng Slovak, biết nghe đọc tiếng Séc. Đáng tiếc là vốn từ tiếng Việt của tôi chỉ dừng lại ở trình độ phổ thông, nên khi viết lách về những vấn đề chuyên môn phải đi qua các cầu ngôn ngữ Slovak-Anh-Việt, Anh-Việt. Ở thời điểm này tôi có thể đóng góp sự nhiệt tình của mình là chính, kiến thức là phụ. Rất mong được trao đổi tiếp với anh.
Thaisk 07:40, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
[sửa] Suy nghĩ về cách dịch từ ngữ
Khi dịch từ, ngữ (trong đó có cả thuật ngữ) tôi lựa chọn trình tự các khả năng sau từ trên xuống (A- ngôn ngữ A, B- ngôn ngữ B)
1. Nếu là ngữ đơn giản do các từ thường tạo ra, nên dịch từ sang từ. Ví dụ: đồng (A) + hồ (A) dịch thành đồng (B) + hồ (B), (bà ngoại tôi kể là người xưa lấy thanh đồng cắm xuống hồ nước để xem thời gian, không biết thực sai :-)?).
-
- Từ số 1- nghĩa đồng (A) tồn tại vài chục nghìn năm, từ số 2- nghĩa hồ (A) tồn tại vài chục triệu năm, ở môi trường ngôn ngữ A người ta dùng ngữ 3 = từ số 1 + từ số 2 có nghĩa X. Ngữ 3, nghĩa X tồn tại vài trăm năm. Nghĩa là hồn, từ ngữ chỉ là cái xác (câu này mượn lời của nhà ngôn ngữ học Viktor Krupa). Nghĩa (hay các nghĩa) của từ ngữ luôn biến đổi, phát triển, lụi tàn, thăng, trầm. Ngày nay nói đến đồng hồ tôi liên tưởng đến điện thoại di động nhiều hơn đồng hồ đeo tay.
-
- Nếu không có nguyên nhân chính đáng, tôi rất tôn trọng lịch sử của từ ngữ gốc và dịch từ sang từ. Ở thời điểm tôi dịch sang đồng (B) + hồ (B), tôi ghép cái hồn X vài trăm năm vào cái xác mới đồng (B) + hồ (B).
2. Nếu từ ngữ ở ngôn ngữ gốc A được tạo ra một cách đặt biệt như cách viết tắt, ghép chữ, chơi chữ ví dụ như quasar, tôi mới cố tìm cho nó một cái xác từ mới. Cách đây khoảng 8 năm, khi dịch bài này tôi dùng tạm nhóm từ "giả tinh" (QUASi-giả, trông như và stellAR-tinh), nhưng thời đó còn chưa có máy tính, lấy đâu ra internet để kiểm chứng :-(. Đến nay ý nghĩ này bị nguyên tắc thứ 3 của tôi chặn lại.
3. Trâu chậm uống nước đục. Tôi xem các bài viết về quasar thì đã được dịch thành chuẩn tinh, những phát biểu muộn không chất lượng chỉ đi ngược lại mục tiêu thống nhất ngôn ngữ.
Đây chỉ là những kinh nghiệm của riêng tôi. Nhưng kiểm lại những bài dịch cách đây đã lâu, đa số thuật ngữ tôi dịch theo kiểu hiểu thế nào, dịch thế đấy lại đúng nhiều với các thuật ngữ trong wiki.
Thaisk 21:02, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
[sửa] Hình:1966 leonids big.gif
Tôi đã thêm giấy phép cho hình này (dùng tiêu bản {{sử dụng hợp lý trong bài|tên bài}}). Anh có thể xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh để biết thêm một số giấy phép khác. An Apple of Newton thảo luận 16:53, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Anh cứ dùng cho bài khác. Anh cũng thấy tương tự bên tiếng Anh. An Apple of Newton thảo luận 02:02, ngày 5 tháng 2 năm 2007 (UTC)
[sửa] Hai người đổi cùng bài
Nếu hai người sửa đổi cùng một đoạn bài cùng lúc, trách nhiệm tổng hợp là của người lưu sau. Khi bạn lưu bài mà đã có một người khác lưu trước bạn mà sau khi bạn bắt đầu sửa, bạn sẽ nhận một lời nhắn cho biết có mâu thuẫn. Bạn sẽ thấy hai ô, ô trên là nội dung của bài hiện nay, và ô dưới là nội dung mà bạn nhập. Bạn chỉ cần đưa những sửa đổi của mình lên ô trên rồi lưu là xong. Nguyễn Hữu Dụng 21:29, ngày 4 tháng 2 năm 2007 (UTC)
[sửa] Ngủ
Cảm ơn anh Thái có lời động viên, nhưng người không ngủ trong Wiki có lẽ là Thành viên:Apple. Thân mến. Chí Khang 13:55, ngày 6 tháng 2 năm 2007 (UTC)
[sửa] Danh từ giống đực
Tôi không biết tiếng Slovak có gần giống như tiếng Nga ở việc phân chia danh từ giống đực hay không, nhưng trong tiếng Nga thì danh từ giống đực (мужской род) có 2 loại là danh từ giống đực động vật (одушевлённо мужской род) để chỉ người/động vật và danh từ giống đực bất (phi) động vật (неодушевлённо мужской род) để chỉ những danh từ giống đực phi động vật. Vương Ngân Hà 10:01, ngày 10 tháng 2 năm 2007 (UTC)
[sửa] Chúc mừng năm mới
Cầu tài chúc phúc --> An khang thịnh vượng-->Chúc anh có 1 bầu trời sức khỏe-->1 Biển cả tình thương-->1 Đại dương tình bạn-->1 Điệp khúc tình yêu-->1 Người yêu chung thủy-->1 Sự nghiệp sáng ngời --> 1 Gia đình thịnh vượng. Chúc cả gia đình anh vạn sự như ý --> Tỉ sự như mơ --> Triệu điều bất ngờ --> Ko chờ cũng đến. ^_^ --Silviculture 09:55, ngày 14 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn những lời chúc tốt lành mà bạn dành cho gia đình tôi. Cũng xin chúc bạn một năm mới an khang, thịnh vượng. Vương Ngân Hà 14:13, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Cám ơn, thiếp đó hai hay quá. Chúc anh bình yên vào năm tới. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 17:16, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Cảm ơn anh. Chúc anh và gia đình năm mới hạnh phúc, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. An Apple of Newton thảo luận 19:43, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Tôi cũng chúc bạn một năm mới nhiều niềm vui. cây "quất" nhà bạn sai quả gớm, nhưng tôi vẫn thấy quả quất trông ngon hơn quả wiki. :) .Hình như vẫn chưa giao thừa nhỉ. Tmct 22:41, ngày 16 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Chúc Thaisk một năm mới nhiều sức khỏe và nhiều sự vui mừng. Mekong Bluesman 02:18, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)
-
- Tấm thiệp đẹp nhỉ ? Chúc bạn và gia đình vạn sự cát tường. Casablanca1911 11:23, ngày 17 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Cảm ơn anh Thái. Tấm thiệp đẹp thật. Chúc anh Thái và gia đình năm mới nhiều hạnh phúc. Chí Khang 14:40, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)
[sửa] Tiếng Slovakia & Séc
Hi,
Vì bác thành thạo tiếng Slovakia (và rất có thể cả tiếng Séc) nên xin mời bác, khi nào có chút rảnh thì tham dự dự án Wiktionary, viết cách dịch các từ sau sang tiếng Slovakia (và Séc) đồng thời nếu có thể thì thêm các mục từ Slovakia và Séc tương ứng. Trước hết là 20 từ: tôi, chúng tôi, bạn, anh ấy, cô ấy, họ, là, một, hai, tất cả, ít, nhiều, biết, thích, nhìn, nói, hoặc, và, lên, xuống.
Cám ơn bác trước. 222.252.81.178 11:50, ngày 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
Nếu bạn không muốn không nêu danh của mình, bạn có thể liên hệ với tôi qua địa chỉ design@thaiservis.com để thảo luận. Thaisk 18:34, ngày 19 tháng 2 năm 2007 (UTC)
- Cám ơn các đóng góp của bạn! Tôi đã nhắn tin đến bạn tại wikt:Thảo luận Thành viên:Thaisk. 222.252.81.178 02:31, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)
[sửa] pulsar
Có bài Pulsar mới được tạo, nhờ bạn xem và xếp thể loại. Thanks. Tmct 14:58, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)
[sửa] đổi tên thể loại
Bạn có thể tạo thể loại mới theo ý, rồi sửa các bài trong thể loại đó để link đến thể loại mới. Không cần xóa thể loại cũ mà đổi hướng nó tới tên mới. Ví dụ: Thể loại:Giải thuật. Các thao tác này ai cũng có thể làm được, kể cả người không đăng nhập. Tmct 22:49, ngày 24 tháng 3 năm 2007 (UTC)
[sửa] Re: Trang chính
Bạn nói về các liên kết đến phiên bản ngôn ngữ khác phải không? Trang đó chỉ liệt kê 10 phiên bản lớn nhất ở bên trái tại vì đã có phần "Ngôn ngữ khác" đầy đủ hơn gần cuối trang. Nếu chúng ta bỏ các liên kết đó vào bên trái thì bên trái sẽ dài hơn nội dung của trang. Tôi nghĩ nên giữ phần ở cuối trang vì nó phân biệt giữa các phiên bản lớn nhất và các phiên bản trung bình. Ngoài ra, khi bỏ liên kết vào bên trái, độc giả chỉ có thể đọc các tên ngoại ngữ, chẳng hạn Français thay vì "Pháp". – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 16:54, ngày 27 tháng 3 năm 2007 (UTC)
- Hmm, đề nghị của bạn có lý. Nếu cho 50 phiên bản lớn nhất vào bên trái thì bạn nghĩ sao? Wikipedia tiếng Séc bây giờ liệt kê 54 phiên bản. Tôi muốn có số liên kết nhất định để cho mai mốt không bị một "làn sóng" liên kết khi vài chục phiên bản vượt qua số 10.000 bài một lúc, như đã hiện ra với nhóm phiên bản 1.000 bài. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:57, ngày 28 tháng 3 năm 2007 (UTC)
-
- Hai phần trống đó chỉ có tùy màn hình. Khi dùng màn hình (hơi rộng) của tôi, không thấy vùng trống nào, nhưng tôi biết là những màn hình hẹp hơn có nhiều phần trống. Thực sự tôi không còn thích thiết kế của Trang Chính vì nó dễ vỡ quá; tôi thích thiết kế ở Wikipedia:Trang Chính/Đơn giản hơn, nhưng chưa có ai comment về nó. Thiết kế đó vẫn có phần trống, nhưng tại vì không có các đường khung, nó không xấu đến nỗi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 21:49, ngày 29 tháng 3 năm 2007 (UTC)
[sửa] Thiên văn học
Tôi đã tạo Tiêu bản:12 cung Hoàng Đạo vì không biết trước đó đã có Tiêu bản:Zodiac. Tôi muốn hỏi bạn, người hiểu biết về lĩnh vực này, xem có cần giữ Tiêu bản:12 cung Hoàng Đạo đó không.--Sparrow 19:11, ngày 14 tháng 4 năm 2007 (UTC)
Trả lời Thảo luận Thành viên:Sparrow#Cần giữ tiêu bản
- Tiêu bản:Các chòm sao hiện đại bạn nên xem lại. Nếu chỉ là danh sách, bạn có thể tạo một bài, và viết dưới dạng bảng sẽ tiện ích cho tra cứu hơn. Như hiện nay tiêu bản quá dài lại phức tạp với người không biết gì (như tôi chẳng hạn). Ví dụ Andromeda và Tiên Nữ cùng dẫn về một bài mà lại cùng hiện trên tiêu bản. Dưới dạng bảng người đọc sẽ nhìn thấy ngay hai khái niệm này là một.
Trả lời Thảo luận Thành viên:Sparrow#Tiêu bản các chòm sao hiện đại
Anh đâu có lùi lại thay đổi của tôi, tuy nhiên, tôi thấy phiên bản hiện nay là khá hợp lý. Cám ơn. --Saigon punkid 16:38, ngày 15 tháng 4 năm 2007 (UTC)