Tiểu thử
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai mươi tư tiết khí | ||
Kinh độ | Tiết khí | Dương lịch |
---|---|---|
Xuân | ||
315° | Lập xuân | 4-5 / 2 |
330° | Vũ thủy | 19 / 2 |
345° | Kinh trập | 5 / 3 |
0° | Xuân phân | 21 / 3 |
15° | Thanh minh | 5 / 4 |
30° | Cốc vũ | 20 / 4 |
Hạ | ||
45° | Lập hạ | 6 / 5 |
60° | Tiểu mãn | 21 / 5 |
75° | Mang chủng | 6 / 6 |
90° | Hạ chí | 21 / 6 |
105° | Tiểu thử | 7 / 7 |
120° | Đại thử | 23 / 7 |
Thu | ||
135° | Lập thu | 7 / 8 |
150° | Xử thử | 23 / 8 |
165° | Bạch lộ | 8 / 9 |
180° | Thu phân | 23 / 9 |
195° | Hàn lộ | 8 / 10 |
210° | Sương giáng | 23 / 10 |
Đông | ||
225° | Lập đông | 7 / 11 |
240° | Tiểu tuyết | 22 / 11 |
255° | Đại tuyết | 7 / 12 |
270° | Đông chí | 22 / 12 |
285° | Tiểu hàn | 6 / 1 |
300° | Đại hàn | 21 / 1 |
Tiểu thử (tiếng Hán: 小暑) là một trong 24 tiết khí của của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó diễn ra vào khoảng ngày 7±1 tháng 7 dương lịch, khi Mặt Trời ở xích kinh 105° (kinh độ Mặt Trời bằng 105°). Đây là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cổ đại. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Nóng nhẹ.
Lịch Trung Quốc, cũng như lịch ở các nước Đông Á cổ đại bao gồm Việt Nam, bị nhiều người lầm là âm lịch thuần túy, dẫn đến ngộ nhận về việc tiết khí nói chung và Tiểu thử nói riêng được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm-dương lịch, trong đó tiết khí, từ thời Hán Vũ Đế, đã được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời. Theo cách tính hiện đại, với xuân phân là gốc có kinh độ Mặt Trời bằng 0°, Tiểu thử ứng với kinh độ Mặt Trời bằng 105°. Ngày Tiểu thử do vậy được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường rơi vào ngày 7±1 tháng 7 dương lịch tùy theo từng năm. Tiết khí đứng ngay trước Tiểu thử là Hạ chí và tiết khí kế tiếp sau là Đại thử.