Chùa Ông (Phan Thiết)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chùa Ông (tức Quan Đế Miếu) là ngôi chùa cổ nhất và có quy mô lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận, nằm tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết.
Mục lục |
[sửa] Lịch sử
Trên thanh xà cò nóc chính diện có khắc dòng chữ Hán "Thiên kiến Canh Dần niên trọng đông kiết tạo", có nghĩa là "Chùa được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần" (1770).hít hít hít
[sửa] Kiến trúc
Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa này có lối kiến trúc và trang trí nghệ thuật đặc trưng của người Hoa:
- Các dãy nhà nối tiếp nhau tạo nên hình chữ Kim
- Hệ thống cột, vĩ kèo chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ, có phần giống kĩ thuật chạm khắc trong các ngôi đình chùa của người Việt
- Các cột chính đều treo câu đối được chạm khắc, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy
- Bên trong có những bức tranh chạm gỗ miêu tả các điển tích xưa của người Hoa có niên đại thế kỷ 18. Nhiều bức hoành lớn được chuyển từ Trung Hoa sang ở thế kỷ 19.
Chùa Ông hiện nay còn lưu giữ nhiều chiếc chuông cổ có giá trị về lịch sử và nghệ thuật, phần lớn được đúc tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và được chuyển sang từ triều đại nhà Thanh. Kiểu cách và vật liệu giống Đại hồng chung của người Việt nhưng được trang trí phức tạp và rườm rà hơn trên thân chuông. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa có vườn chùa đẹp.
[sửa] Chức năng
Người Hoa xây dựng để thờ Quan Công (Quan Thánh đế quân). Sách Đại Nam Nhất Thống Chí tập 12 gọi là Đền Quan Công đúng với tên của miếu.
Đặc biệt, nội dung thờ phụng bên trong chỉ thờ tượng Quan Thánh đế quân, cùng những tượng khác chứ không thờ Phật. Ngay trước cổng vào chùa còn tấm biển ghi "Quan Thánh miếu". Chùa không có các nhà sư trụ trì. Thế nhưng trong dân gian từ xưa đến nay cả người Việt và người Hoa đều quen gọi là Chùa Ông.
[sửa] Sinh hoạt tôn giáo
Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Chùa Ông là nơi mà nhân dân đến để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà.
Chùa Ông còn là trung tâm Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa tại thành phố Phan Thiết.
Thông tin du lịch Bình Thuận
|
|
---|---|
Đơn vị hành chính | |
Thành phố Phan Thiết | Thị xã La Gi | Huyện Bắc Bình | Huyện Đức Linh | Huyện Hàm Tân | Huyện Hàm Thuận Bắc | Huyện Hàm Thuận Nam | Huyện đảo Phú Quý | Huyện Tánh Linh | Huyện Tuy Phong | |
Danh lam thắng cảnh | |
Mũi Né | Hòn Rơm | Đồi Dương | Đồi Cát | Suối Tiên | Chùa núi Tà Cú | Gành son | Bàu trắng | |
Công trình kiến trúc-nghệ thuật và Di tích lịch sử | |
Tháp nước Phan Thiết | Tháp Chăm Pôshanư | Hải đăng Khe Gà | Chùa Ông (Quan Đế Miếu) | Đình làng Đức Thắng | Đình làng Đức Nghĩa | Vạn Thủy Tú | Trường Dục Thanh | Dinh Thầy Thím | |
Văn hóa-lễ hội | |
Lễ hội Nginh Ông | Lễ hội Katê | Đua thuyền | Rước đèn Trung thu | Hội Tụ Xanh | |
Ẩm thực | |
Nước mắm Phan Thiết | Bánh căn | Bánh rế | Cốm hộc | Mực một nắng | Trái Thanh long | Bánh hỏi Phú Long | Bánh xèo | Cháo hàu | |
Du lịch Việt Nam | Tỉnh Việt Nam | Miền Trung | sửa |