Phan Thiết
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.
Phan Thiết |
|
Địa lý | |
Trực thuộc tỉnh: | Bình Thuận |
Trụ sở Ủy ban Nhân dân: | 479 đường Trần Hưng Đạo |
Vị trí: | ? |
Diện tích: | 206,45 km² km² |
Các xã/phường: | 14 phường, 4 xã |
Dân số | |
Số dân: | 205.333 người (2004) |
- Nông thôn | ?% |
- Thành thị | ?% |
Mật độ: | 997 người/km² người/km² |
Thành phần dân tộc: | Chủ yếu là Kinh, Hoa, Chăm |
Hành chính | |
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: | ? |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân: | ? |
Thông tin khác | |
Điện thoại trụ sở: | (84) (62) 8215881 |
Số fax trụ sở: | (84) (62) 8219789 |
Website: | [1] |
Công nhận thành phố: | 1999 |
Xếp loại đô thị: | 3 |
Mục lục |
[sửa] Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
- Phía đông giáp biển Đông.
- Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
- Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
- Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
- Phía nam sông: khu thương mại.
- Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.
[sửa] Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
- Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty: diện tích chiếm 11,7% tổng diện tích tự nhiên, độ dốc nhỏ (0-3°).
- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: chiếm 85,6% tổng diện tích tự nhiên. Có địa hình tương đối cao, độ dốc (8-15°), số ít nơi 25-30°.
- Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm, chiếm 2,2% tổng diện tích tự nhiên.
[sửa] Các đơn vị hành chính trực thuộc
Sau khi được chính phủ công nhận là thành phố vào năm 1999, Phan Thiết được chia thành 18 đơn vị hành chính gồm 14 phường và 4 xã:
Phan Thiết (潘切) |
|||||||
Số thứ tự | Mã số | Tên đơn vị hành chính | Khu vực | Vùng địa lý | |||
1 | 22915 | Phường Mũi Né | Ngoại thành | Trung du | |||
2 | 22918 | Phường Hàm Tiến | Ngoại thành | Trung du | |||
3 | 22921 | Phường Phú Hài | Nội thành | Trung du | |||
4 | 22924 | Phường Phú Thủy | Nội thành | Đồng bằng | |||
5 | 22927 | Phường Phú Tài | Nội thành | Trung du | |||
6 | 22930 | Phường Phú Trinh | Nội thành | Đồng bằng | |||
7 | 22933 | Phường Xuân An | Nội thành | Trung du | |||
8 | 22936 | Phường Thanh Hải | Nội thành | Đồng bằng | |||
9 | 22939 | Phường Bình Hưng | Nội thành | Đồng bằng | |||
10 | 22942 | Phường Đức Nghĩa | Trung tâm | Đồng bằng | |||
11 | 22945 | Phường Lạc Đạo | Nội thành | Đồng bằng | |||
12 | 22948 | Phường Đức Thắng | Nội thành | Đồng bằng | |||
13 | 22951 | Phường Hưng Long | Nội thành | Đồng bằng | |||
14 | 22954 | Phường Đức Long | Nội thành | Đồng bằng | |||
15 | 22957 | Xã Thiện Nghiệp | Ngoại thành | Trung du | |||
16 | 22960 | Xã Phong Nẫm | Ngoại thành | Đồng bằng | |||
17 | 22963 | Xã Tiến Lợi | Ngoại thành | Trung du | |||
18 | 22966 | Xã Tiến Thành | Ngoại thành | Trung du |
Thành phố Phan Thiết đang phấn đấu để trở thành đô thị loại 2 của Việt Nam trong tương lai gần.
[sửa] Nguồn gốc địa danh
Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng Chăm gọi là Hamu Lithít - Hamu là xóm ruộng bằng, Lithít là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết
[sửa] Lịch sử
[sửa] Hình thành
[sửa] Phát triển
- Năm 1976, Phan Thiết trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải [2] (cũ).
- Năm 1992, tiếp tục là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận mới được chia tách từ tỉnh Thuận Hải.
- Ngày 25 tháng 08 năm 1999, thành phố Phan Thiết được chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.
[sửa] Khí tượng-Thủy văn
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lưu lượng mưa hàng năm giao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm.
Năm | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 |
Ttb(°C) | 26,8 | 26,9 | 27,7 | 26,9 | 26,9 | 27,1 | 27,1 | 26,9 | 26,9 |
Atb(%) | 81 | 79,5 | 79,2 | 81 | 81 | 80 | 79 | 80 | 79 |
Mtb(mm) | 1.418,8 | 841,4 | 1.176,7 | 1.768 | 1.545 | 1.059 | 1.116 | 1.134 | 930 |
tgn(giờ) | 2.540,0 | 2.871,7 | 2.651,0 | 2.569 | 2.556 | 2.562 | 2.903 | 2.734 | 3.048 |
- Ttb - Nhiệt độ trung bình (°C)
- tgn - Tổng số giờ nắng (giờ)
- Atb - Độ ẩm tương đối trung bình (%)
- Mtb - Lưu lượng mưa trung bình (mm)
Phan Thiết có các sông sau chảy qua thành phố:
- Sông Cà Ty: 7,2 km
- Sông Cát: 3,3 km
- Sông Cái: 1,1 km
- Sông Cầu Ké: 5,4 km
[sửa] Tài nguyên-Khoáng sản
Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200-3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác.
Phan Thiết có 260 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.
Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Pôshanư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng-Mũi Né, Đồi Dương Phan Thiết-Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch.
Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có 4 loại đất chính:
- Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
- Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả...
- Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp.
Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến-Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.
[sửa] Dân cư
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 205.333 người. Mật độ dân số là 997 người/km².
Dự đoán đến năm 2020, dân số sẽ tăng lên đến 500.000 người.
Thành phố cũng đang xây dựng khu đô thị - trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết, phục vụ sự phát triển dân số.
[sửa] Kinh tế
Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Phan Thiết là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
[sửa] Công nghiệp
Khu công nghiệp phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Với tổng diện tích tự nhiên 68 ha, khu công nghiệp Phan Thiết có các cụm chức năng:
- Cụm các xí nghiệp công nghiệp
- Cụm kho bãi
- Khu trung tâm và dịch vụ
- Khu vực trồng cây xanh.
- Hồ điều hòa
Các ngành Công nghiệp ưu tiên đầu tư trong khu công nghiệp:
- Chế biến nông lâm sản
- Chế biến lương thực, thực phẩm hoa quả, nước giải khát
- Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, đồ dùng gia đình, đồ điện cơ, kim khí...
- Văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em
- Sản xuất liệu xây dựng, trang trí nội thất
- Lắp ráp và chế tạo cơ khí, điện, điện tử
- Các ngành Công nghiệp phục vụ phát triển công - nông nghiệp, hải sản
- Kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
[sửa] Du lịch
Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 [3] - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Ngay sau đó, những dự án táo bạo kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được trình từ trước đó, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Vùng biển Phan Thiết - Mũi Né từ đó thay đổi đến mức làm ngỡ ngàng cả nhân dân địa phương. Chỉ mất không đầy 30 phút ngồi xe từ trung tâm thành phố Phan Thiết sẽ đến được khu du lịch Mũi Né. Ngày nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
[sửa] Đặc sản
- Mực một nắng
- Bánh căn
- Nước mắm Phan Thiết
- Gỏi cá (cá Suốt, cá Mai, cá Đục)
- Mỳ Quảng Phan Thiết
- Bánh rế
- Cốm hộc
- Bánh xèo Phan Thiết
- Trái thanh long
[sửa] Danh lam thắng cảnh - Di tích lịch sử
- Tháp nước Phan Thiết
- Mũi Né
- Hòn Rơm
- Bãi tắm Đồi Dương
- Đồi cát Mũi Né
- Suối Tiên
- Tháp Chăm Pôshanư
- Trường Dục Thanh
- Lầu Ông Hoàng
- Vạn Thủy Tú
- Chùa cổ Liên Trì
- Mộ Nguyễn Thông
- Hải đăng Khe Gà
- Chùa Ông (Quan Đế Miếu)
- Đình làng Đức Thắng
- Đình làng Đức Nghĩa
- Chùa Bà Thiên Hậu
- Chùa Phật Quang
- Chùa núi Tà Cú
[sửa] Lễ hội văn hóa
[sửa] Đua thuyền mừng xuân
Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.
[sửa] Rước đèn trung thu
[sửa] Đặc trưng
- Phố Tây ở Phan Thiết
Cũng giống như khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám... ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Nguyễn Thiện Thuật, Trần Phú ở Nha Trang, con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến, Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, Internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ.
Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Tp. HCM hay Nha Trang, nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không khí ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.
- Xích lô du lịch
Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô, trông thật giản dị, đơn sơ mà ấn tượng, gợi lên nét đẹp thân thương và đặc trưng của Phan Thiết.
[sửa] Chú thích
- ^ Đây chính là con sông Cà Ty của thành phố Phan Thiết ngày nay.
- ^ Đạo là cấp hành chính trực thuộc Dinh nhưng Đạo không được coi tương đương với cấp huyện và càng không thể sánh với Đạo mà được lập ra sau này (là một tỉnh nhỏ).
- ^ Kể từ năm 1854, thời Tự Đức, huyện này trực thuộc phủ Hàm Thuận khi Bình Thuận chính thức thành một tỉnh.
- ^ Cùng một ngày thành lập các thị xã Thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn
- ^ Do số dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết ngày càng đông.
- ^ Đa số người Hoa tập trung ở phường Đức Nghĩa.
- ^ Tỉnh Thuận Hải trước đây bao gồm 3 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy (Bình Tuy là khu vực huyện Hàm Tân của tỉnh Bình Thuận ngày nay). Tháng 4 năm 1992, tỉnh Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận.
- ^ Ngày này được tỉnh Bình Thuận chọn là ngày kỉ niệm ngành Du lịch Bình Thuận.
[sửa] Liên kết
Thông tin du lịch Bình Thuận
|
|
---|---|
Đơn vị hành chính | |
Thành phố Phan Thiết | Thị xã La Gi | Huyện Bắc Bình | Huyện Đức Linh | Huyện Hàm Tân | Huyện Hàm Thuận Bắc | Huyện Hàm Thuận Nam | Huyện đảo Phú Quý | Huyện Tánh Linh | Huyện Tuy Phong | |
Danh lam thắng cảnh | |
Mũi Né | Hòn Rơm | Đồi Dương | Đồi Cát | Suối Tiên | Chùa núi Tà Cú | Gành son | Bàu trắng | |
Công trình kiến trúc-nghệ thuật và Di tích lịch sử | |
Tháp nước Phan Thiết | Tháp Chăm Pôshanư | Hải đăng Khe Gà | Chùa Ông (Quan Đế Miếu) | Đình làng Đức Thắng | Đình làng Đức Nghĩa | Vạn Thủy Tú | Trường Dục Thanh | Dinh Thầy Thím | |
Văn hóa-lễ hội | |
Lễ hội Nginh Ông | Lễ hội Katê | Đua thuyền | Rước đèn Trung thu | Hội Tụ Xanh | |
Ẩm thực | |
Nước mắm Phan Thiết | Bánh căn | Bánh rế | Cốm hộc | Mực một nắng | Trái Thanh long | Bánh hỏi Phú Long | Bánh xèo | Cháo hàu | |
Du lịch Việt Nam | Tỉnh Việt Nam | Miền Trung | sửa |