Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ /Họ ngôn ngữ Hán-Tạng, hay Hệ ngôn ngữ Hán-Tây Tạng, là một tập hợp bao gồm hơn 400 ngôn ngữ, tập trung tại Trung Quốc và các vùng phụ cận. Các nhà ngôn ngữ học chia họ này ra làm 2 nhóm chính: Nhóm gốc Hán và Nhóm Tạng-Miến.
Trong khi đa số người Trung Hoa nghĩ rằng các tiếng nói khác nhau tại Trung Quốc chỉ là các giọng hay phương ngôn của cùng một tiếng (tiếng Hán), các nhà ngôn ngữ học đã tìm thấy nhiều ngôn ngữ khác nhau có cùng chung gốc Hán. Trường hợp ngôn ngữ tại Trung Quốc có thể so sánh với trường hợp của Nhóm ngôn ngữ Rôman: có cùng chung một gốc, phát triển ra thành nhiều ngôn ngữ và trong mỗi ngôn ngữ lại có nhiều giọng, phương ngôn (dialect). Nếu mỗi phương ngôn được kể như là một "ngôn ngữ", họ Hán-Tạng có thể chứa nhiều hơn 500 "ngôn ngữ".
Nhóm Tây Tạng-Miến Điện tập trung tại các vùng phía tây của Trung Quốc (như Tây Tạng) và các vùng phía tây-nam (như Miến Điện, bắc Thái Lan, bắc Ấn Độ...). Điển hình của nhóm này là tiếng Miến Điện, tiếng Tây Tạng...
[sửa] Sơ đồ của Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng
- Nhóm ngôn ngữ gốc Hán: tiếng Hán (đặc biệt là chữ Hán), tiếng Quan Thoại (và các giọng, phương ngôn của nó), các loại tiếng Mân như tiếng Mân Bắc, tiếng Mân Nam, tiếng Mân Đông, tiếng Mân Trung...
- Nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến
- Nhóm Bai
- Nhóm Himalaya
- Nhóm Mahakiranti
- Nhóm Tạng-Kanauri
- Nhóm Jingpho-Konyak-Bodo
- Nhóm Jingpho-Luish
- Nhóm Konyak-Bodo-Garo
- Nhóm Karen
- Nhóm Pwo
- Nhóm Sgaw-Bghai
- Nhóm Kuki-Chin-Naga
- Nhóm Kuki-Chin
- Nhóm Naga
- Nhóm Lolo-Miến
- Nhóm Miến Điện
- Nhóm Lolo
- Nhóm Mikir
- Nhóm Bắc Assam
- Nhóm Deng
- Nhóm Tani
- Nhóm Nung
- Nhóm Tangut-Qiang
- Nhóm Qiang
- Nhóm Gyarong
- Nhóm Tujia
- Nhóm Tây Bodish
- tiếng Meitei tại Ấn Độ
- tiếng Mru tại Bangladesh
- và khoảng 10 tiếng khác trong nhóm chưa được xếp loại