Khí thiên nhiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khí thiên nhiên (hay ga, gaz, gas) là một hỗn hợp các các bua hy đờ rô no, có các liên kết đơn thuộc dãy đồng đẳng của mê tan (CH4), có dãy các bon ít hơn 5 (dãy các bon nhiều hơn 5 là các loại xăng, dầu, nhớt, hắc ín, pa-ra-phin...). Trong thiên nhiên, khí thiên nhiên hiện diện ở các mỏ dầu (khí đồng hành), mỏ khí (khí thiên nhiên), các nơi có chôn vùi các chất hữu cơ (xác chết động thực vật) và trong đường ruột của động vật và con người.
[sửa] Khai thác khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên được khai thác bằng cách sử dụng các giàn khoan ở ngoài khơi hoặc trên bờ, tác lọc và làm khô tại giàn, đưa vào đường ống thép và chuyển đến nơi tiêu thụ. Các thành phần butane, propane thường được hoá lỏng thành gaz hoá lỏng sử dụng trong công nghiệp và sinh hoạt.
[sửa] Sử dụng khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu (chất đốt) cho các nhà máy nhiệt điện, sử dụng trong sinh hoạt. Khí thiên nhiên cũng được sử dụng làm nguyên liệu (tổng hợp chất dẻo, nhựa hay còn gọi là polymer) và sản xuất các chất liên quan khác (benzene, thuốc nổ, chất tẩy rửa, mỹ phẩm...)
[sửa] Các dự án khai thác khí lớn ở Việt Nam
- Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn
- Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau
- Dự án đường ống dẫn khí Bạch Hổ
- Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn