Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quy định Wikipedia |
---|
Chuẩn viết bài |
Thái độ trung lập Chỉ đưa thông tin kiểm chứng được Không đăng nghiên cứu chưa công bố Chú thích nguồn tham khảo Wikipedia không phải là... |
Làm việc với người khác |
Giữ thiện ý Văn minh và lịch sự Không công kích cá nhân Giải quyết mâu thuẫn |
Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến cùng với nó là một cộng đồng trực tuyến. Do vậy, không phải tất cả những thông tin đều có thể cho vào bách khoa toàn thư Wikipedia.1
[sửa] Những gì không phải là bách khoa toàn thư Wikipedia
[sửa] Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư in trên giấy
Wikipedia không phải là bách khoa toàn thư viết trên giấy. Do vậy Wikipedia không giới hạn về kích thước, có thể chứa nhiều liên kết, và được cập nhật thường xuyên hơn, v.v.
[sửa] Wikipedia không phải là từ điển
Wikipedia không phải là từ điển, hoặc hướng dẫn dùng thuật ngữ. Nếu bạn muốn xây dựng từ điển mở, gồm các giải nghĩa ngắn gọn cho từ vựng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, mời bạn tham gia vào Wiktionary.
Các bài Wikipedia không phải là:
- Định nghĩa trong từ điển. Bài viết không chỉ chứa một định nghĩa ngắn về từ vựng. Các bài viết có thể bắt đầu với định nghĩa, nhưng tiếp đó cần phát triển các vấn đề liên quan trong các đề mục. Nếu bạn gặp phải một bài chỉ có định nghĩa ngắn, bạn có thể chuyển nó sang Wiktionary.
- Danh sách các định nghĩa. Tuy nhiên, có các trang định hướng để dẫn hướng một chủ đề đến các chủ đề cụ thể mang cùng tên; các trang thuật ngữ cho các chuyên ngành.
- Hướng dẫn dùng từ lóng, châm ngôn. Wikipedia không dành cho việc dạy cách nói lóng hay dùng châm ngôn. Tuy nhiên, bài bách khoa có thể giải nghĩa một số từ có thể gây hiểu nhầm trong các ngữ cảnh khác nhau.
[sửa] Wikipedia không phải là một diễn đàn
Wikipedia không phải là diễn đàn, phòng trò chuyện trực tuyến, nơi tuyên truyền hay quảng cáo. Các bài Wikipedia không phải là:
- Tuyên truyền dưới mọi dạng. Một bài viết có thể mô tả khách quan về các tuyên truyền, theo sát quy định về quan điểm trung lập.
- Phòng bàn luận. Mọi thành viên được khuyến khích tập trung vào việc xây dựng bách khoa mở. Các bàn thảo, ví dụ để thắc mắc về nội dung bài viết hay giải quyết bất đồng, được thực hiện tại các trang thảo luận chứ không tại các bài viết.
- Bài phê bình. Các bài phê bình về tác phẩm nghệ thuật chỉ được chấp nhận dưới dạng liệt kê các sự thật.
- Bài văn cá nhân nêu ý kiến chủ quan về một chủ đề. Wikipedia không phải là nơi để diễn đạt ý kiến từng cá nhân, thay vào đó, nó mang đến ý kiến của cả cộng đồng. Trong trường hợp đặc biệt khi ý kiến của một cá nhân có ý nghĩa quan trọng, nên để người khác trích dẫn. Bài văn nêu ý kiến cá nhân về Wikipedia được chào đón tại Meta.
- Tiền nghiên cứu như đề xuất một hướng nghiên cứu mới, một từ chuyên môn mới, một ý tưởng... Nếu bạn muốn thực hiện các điều này, hãy xuất bản chúng tại các báo chuyên ngành có chuyên gia phê bình. Wikipedia chỉ ghi nhận công trình của bạn khi nó trở thành một phần của kiến thức nhân loại.
- Tự quảng cáo. Các trang cá nhân chỉ dành cho phục vụ việc soạn thảo bách khoa, hơn là trang để tự quảng cáo cho cá nhân.
- Quảng cáo. Các bài viết về các công ty và sản phẩm cần đưa ra ý kiến khách quan, trung lập. Các liên kết ngoài chỉ giúp để làm sáng tỏ các ý trình bày.
[sửa] Wikipedia không phải là nơi lưu chứa các liên kết, tập tin, hình ảnh đơn thuần
Wikipedia không phải là một nới chứa các liên kết, hình ảnh hay tập tin phương tiện đơn thuần. Mọi nội dung trong Wikipedia có thể bị thay đổi bởi thành viên khác, do dó chúng cần được đưa vào với giấy phép GNU FDL. 2
Những bài viết trong Wikipedia không là:
- Tập hợp đơn thuần các liên kết ngoài. Tất nhiên, trong các bài viết, liên kết ngoài để giúp làm sáng tỏ thêm nội dung bài, và giúp người đọc kiểm tra độ chính xác cũng như tìm hiểu sâu thêm là cần thiết.
- Tập hợp đơn thuần các liên kết trong Wikipedia, trừ các trang định hướng khi mà tên bài có nhiều nghĩa.
- Tập hợp đơn thuần các nguồn thông tin thuộc phạm vi công cộng như các quyển sách, mã nguồn, thư từ, luật, hay các nguồn chỉ có ích khi trình bày nguyên bản. Chúng được dành cho Wikisource. Tuy nhiên, việc trích dẫn một phần các nguồn này trong các bài viết có thể là hợp lý.
- Tập hợp đơn thuần các hình ảnh hay tập tin phương tiện mà không kèm theo giải thích bằng văn bản. Chúng có thể dành cho Wikimedia Commons.
[sửa] Wikipedia không phải là nơi cung cấp không gian lưu trữ cho các trang web đơn thuần
Bạn không thể lưu trang web, nhật ký, hoặc wiki tại Wikipedia. Nếu bạn thích dùng công nghệ wiki để thực hiện một dự án có tính hợp tác nào đó, ngay cả khi dự án chỉ có một trang, thì có rất nhiều địa chỉ như Wikicities, SeedWiki hay Riters.com cung cấp dịch vụ wiki (miễn phí hoặc trả tiền). Ngoài ra bạn cũng có thể tự cài lấy wiki trên máy chủ của bạn. Các trang trong Wikipedia không phải là:
- Các trang chủ cá nhân. Thành viên Wikipedia có các trang cá nhân, nhưng chủ yếu chỉ dùng để giới thiệu các thông tin liên quan đến việc tham gia dự án Wikipedia. Nếu bạn muốn tìm nơi lưu trữ thông tin cá nhân mà hoàn toàn không liên quan gì đến dự án bách khoa toàn thư này, mời bạn tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ web.
- Nơi lưu trữ tập tin. Xin chỉ tải lên các tập tin dùng (hoặc sẽ được dùng) trong các bài viết bách khoa; các loại tập tin khác không liên quan sẽ bị xóa bỏ. Nếu bạn có nhiều hình về một chủ đề nào đó, có thể chia sẻ với toàn cộng đồng Wikipedia bằng cách tải lên Wikimedia Commons, khi đó các dự án Wikipedia bằng các thứ tiếng khác có thể liên kết thẳng đến được.
[sửa] Wikipedia không phải là cơ sở kiến thức tổng quát
Wikipedia không phải là cơ sở kiến thức tổng quát, theo đó, nó không phải là một mớ bừa bãi các thông tin. Không phải bất cứ thông tin gì, cho dù đúng 100%, cũng thích hợp cho một bộ từ điển bách khoa. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về các danh mục nên có trong một bộ từ điển bách khoa, phần lớn ý kiến thống nhất là các thể loại bài viết dưới đây không thích hợp cho Wikipedia:
- Danh sách các câu hỏi thường gặp. Các bài Wikipedia không là danh sách các câu hỏi thường gặp. Thay vào đó, viết các thông tin thành các đoạn văn thông thường vào các bài viết liên quan. Mọi người có thể viết danh sách các câu hỏi thường gặp vào Wikibooks.
- Danh sách các chủ đề mù mờ như các câu nói nổi tiếng, các châm ngôn. Nếu bạn muốn viết chúng, xin cho vào Wikiquote. Dĩ nhiên danh sách các chủ đề là bài viết trong Wikipedia vẫn được chấp nhận. Có nhiều danh sách như vậy trong và các bảng trong một số bài viết.
- Hướng dẫn du lịch. Một bài về Paris nên nhắc đến các biểu tượng như Tháp Eiffel hay bảo tàng Louvre, nhưng không nên viết số điện thoại của khách sạn ưa thích của bạn hay giá café au lait bán tại Champs-Elysées. Các chi tiết như vậy, được chào đón tại Wikitravel, nhưng với chú ý về giấy phép bản quyền, bạn chỉ viết các nội dung có bản quyền khi bạn sở hữu chúng.
- Tưởng nhớ người đã khuất. Khi một người qua đời, đó luôn là một mất mát, nhưng Wikipedia không phải là nơi để tưởng nhớ tất cả. Các bài bách khoa cần cho biết về sự nổi tiếng hay sự xứng đáng được cộng đồng ghi nhớ bên cạnh tình cảm của người thân bạn bè.
- Bản tin. Wikipedia không có dự định đăng tin mới, dự án Wikinews thực hiện nhiệm vụ này. Wikipedia có nhiều bài bách khoa về sự kiện có giá trị lịch sử có thể đang được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, và thậm chí có thể cập nhật hơn nhiều bách khoa thư khác.
- Gia phả, hay danh bạ điện thoại. Các bài viết về tiểu sử dành cho những người được cộng đồng coi trọng hay công nhận. Các nhân vật không quan trọng có thể được nhắc đến trong các bài viết khác. Xem m:Wikipeople cho dự án về gia phả và tiểu sử.
- Danh bạ, hay nơi trao đổi công việc. Ví dụ, bài viết về đất đai không nên có các thông tin mua bán hay các dự án đấu giá sắp tới. Các trang thảo luận cũng không phải là nơi để trao đổi mua bán.
- Sách hướng dẫn - các bài Wikipedia không nên có những nội dung mang tính hướng dẫn, tư vấn (luật pháp, y tế...) bao gồm các cẩm nang kỹ thuật, sách hướng dẫn, công thức nấu ăn, v.v. Wikibooks có thể là nơi thích hợp cho những nội dung này.
[sửa] Wikipedia không phải là nơi phỏng đoán về những chuyện chưa xảy ra
Trừ một vài trường hợp hãn hữu, các sự kiện trong tương lai không mang tính chất bách khoa, vì chúng không thể kiểm chứng được cho đến khi chúng thực sự xảy ra. Đặc biệt:
- Các sự kiện được đặt lịch hay mong chờ, như Thế vận hội Mùa hè 2028, không phải là chủ đề thích hợp cho bách khoa thư, trừ phi nó có thể được dự báo với độ chính xác cao như một hiện tượng tuân thủ quy luật chặt chẽ trong thiên văn học, hay việc lập kế hoạch và công việc chuẩn bị cho sự kiện đã được khởi động và bản thân việc chuẩn bị xứng đáng là nội dung bách khoa. Hay như khi sự kiện được đăng tải rộng rãi trong các tư liệu có uy tín như Bầu cử Quốc hội Việt Nam, 2008. Toàn bộ việc lập kế hoạch có thể được trình bày dạng bảng trong bài viết.
- Tương tự, các thành phần của một danh sách dự báo hay một chuỗi tên có hệ thống dành cho các sự kiện tương lai hoặc các phát kiến trong tương lai, không phải là chủ đề phù hợp, nếu chỉ có thông tin đại khái về chúng. Danh sách tên bão nhiệt đới là chủ đề bách khoa; "Cơn bão Alex, 2010" thì không, dù cho rất có thể cơn bão với cái tên này sẽ xuất hiện ở Bắc Đại Tây Dương và xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Cũng vậy, bài viết về từ dành cho một hệ thống số có quy luật (như "thất thập tỷ giác") không phải là nội dung bách khoa trừ phi nó được cơ quan có thẩm quyền định nghĩa, hay được dùng trong tài liệu uy tín.
- Bài viết về ngoại suy, dự báo, và "lịch sử của tương lai" đếu là các nghiên cứu sơ khai không thể kiểm chứng và không thể đưa vào. Dĩ nhiên, chúng ta nên có các bài về các công trình nghệ thuật, văn bản, hay nghiên cứu nổi tiếng có chứa các dự báo. Bài viết về bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao là xứng đáng; nhưng bài về "Vũ khí dùng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 5" thì không.
[sửa] Wikipedia không bị kiểm duyệt
Wikipedia có thể có những nội dung gây khó chịu. Bất kỳ ai đọc Wikipedia cũng có thể chỉnh sửa nội dung một bài nào đó và những thay đổi hiện ra ngay lập tức mà không được kiểm tra để bảo đảm tính hợp lý, vì thế Wikipedia không thể bảo đảm rằng nội dung các bài hay hình ảnh phù hợp với trẻ em hoặc tuân theo những quy tắc xã hội nhất định. Mặc dù những nội dung không phù hợp (như các liên kết đến trang web xấu) thường được xóa bỏ lập tức, ngoại trừ trong những bài đề cập trực tiếp đến những chủ đề như khiêu dâm, như vậy một số bài có thể chứa những đoạn văn, hình ảnh, hay liên kết gây khó chịu, với điều kiện chúng không vi phạm những quy định của Wikipedia (đặc biệt là thái độ trung lập) hay luật pháp của tiểu bang Florida, Hoa Kì, nơi hiện đặt máy chủ của Wikipedia.
[sửa] Những gì không phải là một cộng đồng Wikipedia
[sửa] Wikipedia không phải là một trận chiến
Trong cộng đồng Wikipedia, mọi người đối xử với nhau một cách hòa nhã với thái độ hợp tác. Không lăng mạ, bôi nhọ hoặc dùng các lời lẽ thiếu văn hoá đối với những người không có cùng quan điểm với mình. Hơn thế nữa, các thành viên được khuyến khích giải quyết các vấn đề bằng các biện pháp có học, với những lời thảo luận nhã nhặn. Xin đừng mở mới hoặc sửa đổi một mục từ chỉ vì để chứng minh các luận điểm của mình. Cũng không được có những hành vi đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào đối với bất kỳ thành viên nào của Wikipedia hay Wikimedia Foundation 3. Bất cứ lời đe doạ nào cũng sẽ bị xóa bỏ và thành viên đó có thể bị treo quyền sử dụng. Xem thêm: Wikipedia:Các giải quyết tranh cãi.
[sửa] Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về tình trạng vô chính phủ
Wikipedia được biết đến bởi yếu tố mở và tự do, tuy nhiên sự tự do và tính mở này giới hạn trong mục đích xây dựng một bộ từ điển bách khoa. Do vậy, Wikipedia không phải là một diễn đàn dành cho các bài diễn văn về tự do ngoài luật định. Thực tế, Wikipedia là một dự án mở và tự quản lý, điều này không có nghĩa dùng để phát triển các cộng đồng vô chính phủ. Mục đích của chúng ta là xây dựng từ điển bách khoa, không phải để thử nghiệm các giới hạn của thuyết vô chính phủ. Nếu bạn muốn thử nghiệm điều này thì xin hãy đến Anarchopedia. Xem thêm meta:Power structure
[sửa] Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ
Wikipedia cũng không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ. Phương thức chủ yếu để tìm kiếm sự đồng thuận là thông qua thảo luận, chứ không phải là biểu quyết. Do vậy, các ý kiến của đa số không thể coi là nguyên tắc hoạt động của Wikipedia. Tuy nhiên, các biểu quyết trong Wikipedia vẫn thường xuyên được sử dụng, kết quả của những biểu quyết này thường chỉ là một trong những giải pháp để đưa ra quyết định cuối cùng. Những thảo luận bên trong từng biểu quyết là cực kỳ quan trọng để thu nhận được sự đồng thuận. Ví dụ, một hoạt động rất quan trọng trong Wikipedia là đánh giá xem bài viết nào không thuộc Wikipedia thông qua mục Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Trang này cần phải được hiểu là những thảo luận xung quanh việc giữ hay xoá còn quan trọng hơn nhiều so với số phiếu cao nhất.
[sửa] Wikipedia không quan liêu
Trong quá trình Wikipedia hoạt động, khá nhiều các nguyên tắc, quy định và bán quy định được cộng động người sử dụng Wikipedia xây dựng để định hướng chung, hạn chế các thảo luận không cần thiết. Tuy nhiên, các quy định đấy không phải là bất biến, chúng có thể được thảo luận và viết lại bất kỳ lúc nào. Trong quá trình thảo luận để giải quyết các bất đồng, việc dẫn chứng các nguyên tắc, quy định của Wikipedia chỉ là một trong nhiều cách lập luận, phân tích. Do đó, khi xây dựng những nguyên tắc và quy định cũng cần tránh hoặc giảm thiểu sự cứng nhắc.
[sửa] Khi bạn tự hỏi phải làm gì
- Khi bạn định viết một bài, nhưng chưa dám chắc, thử tự hỏi xem người đọc muốn gì về bài đó trong một từ điển bách khoa.
- Khi bạn thấy một bài viết có vẻ không phải là bài bách khoa Wikipedia theo một trong các điều nêu trên:
- Thay đổi nội dung bài viết.
- Đổi hướng đến bài bách khoa khác.
- Đề nghị biểu quyết xóa bài nếu nó phù hợp quy định về xóa bài.
- Thay đổi các quy định trên, sau khi có được sự thống nhất qua thảo luận ở trang thảo luận của quy định này.
[sửa] Ghi chú
Ghi chú 1: Trang này vẫn đang được xây dựng. Nếu bạn định trích dẫn điều gì trong này, xin kiểm trang phiên bản mới nhất.
Ghi chú 2: Wikipedia cũng dùng một số hình ảnh và văn bản dưới danh nghĩa "sử dụng hợp lý" trong các bài viết GFDL. Xem thêm Wikipedia:Bản quyền.
Ghi chú 3: Nếu bạn thấy bị vi phạm quyền lợi hợp pháp, bạn có thể thảo luận với các thành viên liên quan, liên hệ Wikimedia Foundation, hoặc trong trường hợp bị vi phạm bản quyền có thể yêu cầu xóa vì bản quyền.