Nha Trang
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nha Trang là một thành phố ven biển tại tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chiêm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà.
Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh.
Mục lục |
[sửa] Địa lý
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km²,dân số 400,000 người (2006).Phía Bắc giáp xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp các xã Cam Hải, Cam Tân, thị xã Cam Ranh, phía Tây giáp các xã Diên An, Diên Phú, huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.
[sửa] Tên gọi
Cách giải thích thuyết phục nhất là: Nha Trang nghĩa là sông Lau. Sông Lau chính là sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay.
Địa danh Nha Trang môn đã xuất hiện trong tập bản đồ Việt Nam có tên gọi là Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, do họ Đỗ Bá soạn vào nửa cuối thế kỷ 17, trong tập bản đồ khác mang tên Giáp Ngọ niên bình Nam đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt vào cuối thế kỷ 17.
Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang.
[sửa] Lịch sử
Đầu thế kỷ 20, Nha Trang mới chỉ là những làng chài heo hút dọc theo cửa sông Cái. Trước năm 1924, vùng đất mang địa giới hành chính Nha Trang ngày nay còn thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1924, vua Khải Định ra đạo dụ thành lập thị trấn Nha Trang. Lúc hình thành, thị trấn Nha Trang có 4 làng: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài.
Tháng 9 năm 1975, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Khánh Hòa quyết định hợp nhất Quận I và Quận II, lấy thêm các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước của quận Vĩnh Xương thành lập thị xã Nha Trang.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, thành phố Nha Trang trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Hiện tại dân số Nha Trang vào khoảng 300.000 người và ước tính sẽ tăng lên khoảng 500.000 đến 600.000 người vào năm 2020. Thành phố có thêm nhiều khu đô thị mới ở phía Nam như Hòn Rớ, phía Bắc như Vĩnh Thái và kế hoạch xây khu đô thị phía Tây.
[sửa] Kinh tế
Ngày nay, Nha Trang đã là một trung tâm du lịch khá nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế. Kinh tế mũi nhọn của thành phố là dịch vụ du lịch.
[sửa] Giao thông
- Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Gần đây sân bay đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km.
- Giao thông nội thành: Nha Trang có 6 tuyến xe bus nội thành và 1 xe bus sân bay, lộ trình trải từ Thành (diên khánh), Hòn Rớ, Chợ Lương Sơn... phục vụ việc đi lại của người dân thành phố.
- Tuyến 1: Thành (huyện Diên Khánh) - Lê Hồng Phong - Vĩnh Trường
- Tuyến 2: Thành - Trần Phú - Bình Tân
- Tuyến 3: Bến xe phía Nam - Bến xe phía Bắc
- Tuyến 4: Dương Hiến Quyền - Nguyễn Thiện Thuật - Cầu Đá
- Tuyến 5: Cầu Trần Phú - Tô Hiến Thành - Hòn Rớ 1
- Tuyến 6: Bến xe phía Nam - chợ Lương Sơn
- Đường thủy: Nha Trang có cảng Nha Trang, chủ yếu là vận chuyển hành khách qua lại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Đường sắt: Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2,SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang.
[sửa] Du lịch
[sửa] Danh lam thắng cảnh
Quanh Nha Trang có một loạt các tour du lịch theo đó du khách có thể như đi thuyền trên sông Cái hay thăm thác Ba Hồ.
- Dinh Bảo Đại
- Suối khoáng nóng Tháp Bà: đúng như tên gọi ở đây là nguồn nước khoáng thiên nhiên là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho TP.
- Đảo Khỉ: từ tháng 4 năm 2006 sẽ có một trường đua ô tô loại nhỏ mở tại đảo Khỉ với đường đua khép kín có tổng chiều dài 300 m. Dự án có vốn đầu tư 1 tỷ đồng do Công ty du lịch Long Phú thực hiện.
- Bãi tắm dốc Lết
- Bãi Sạn
- Hòn Chồng
- Hòn Tằm
- Hòn Ông
- Hòn Yến
- Vinpearl Land - Hòn Tre
- Suối Đổ
- Suối Tiên
- Tháp Bà Ponagar Nha Trang
- Chùa Long Sơn (chùa Phật trắng)
- Viện Bảo tàng Hải dương học: viện nghiện cứu biển lớn nhất Đông Dương với hàng chục ngàn mẩu sinh vật biển, cùng một thư viện sách khoa học quí hiếm bậc nhất Việt Nam.
- Vịnh Cầu Đá
- Nhà thờ Chánh Tọa (nhà thờ núi)
- Thành Cổ Diên Khánh
- Viện Pasteur Nha Trang
- Thủy Cung Trí Nguyên
[sửa] Đặc sản
Bên cạnh các sản vật biển, có thể tìm thấy ở Nha Trang hai đặc sản của tỉnh Khánh Hòa là nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước rãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa.
Ngoài ra,nói đến các món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn.Với món bánh canh Nha Trang thì không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác.Nước lèo được làm từ chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên.
[sửa] Tác phẩm viết về Nha Trang
Đã có nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật lấy Nha Trang làm chủ đề vì tính thơ mộng, lãng mạn và xinh đẹp của vùng địa phương này:
- Nha Trang ngày về của Phạm Duy
- Nhớ Nha Trang của Minh Kỳ
Quách Tấn, Xứ Trầm Hương. Lá Bối 1970.