Phần mềm nguồn mở
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Năm 1998 một nhóm người chủ trương rằng thuật ngữ phần mềm tự do nên được thay thế bằng phần mềm nguồn mở vì thuật ngữ này ít mơ hồ hơn và dễ sử dụng hơn cho giới doanh nghiệp [1].
Định nghĩa Nguồn mở, được dùng bởi Tổ chức Sáng kiến Nguồn mở, thể hiện một triết lí nguồn mở và xác định ranh giới về việc sử dụng, thay đổi và tái phân phối phần mềm nguồn mở. Giấy phép phần mềm cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi bản quyền, gồm các quyền về sử dụng, thay đổi và tái phân phối. Một vài giấy phép phần mềm nguồn mở đã được thẩm định thuộc giới hạn của Định nghĩa Nguồn mở. Thí dụ nổi bật nhất là Giấy phép Công cộng GNU (GPL). Trong khi nguồn mở cho phép công chúng truy cập vào nguồn của một sản phẩm, giấy phép nguồn mở cho phép tác giả điều chỉnh cách truy cập đó.
[sửa] Lịch sử
[sửa] Xem thêm
[sửa] Liên kết ngoài
- Cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam
- Tổ chức sáng kiến nguồn mở, với định nghĩa về nguồn mở
- Một bản dịch Định nghĩa Nguồn mở tại Wikisource
- Ban Chỉ đạo Phần mềm Nguồn mở Quốc gia Việt Nam
- Diễn đàn phần mềm mã nguồn mở Việt Nam
- Cộng đồng cung cấp các nguồn và thuật toán mã nguồn mở của học sinh sinh viên Việt