Sao từ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sao từ, là một dạng sao neutron, với từ trường lên đến 1011 tesla, mạnh hơn từ trường của Trái Đất khoảng 1000 tỉ lần. Sự tồn tại của sao từ lần đầu được đưa ra bởi nhà thiên văn học người Mỹ Robert Duncan và nhà thiên văn học người Canada Chrisopher Thompson vào những năm 1980. Hai ông cho rằng các sao neutron được hình thành cùng với từ trường mạnh hơn so với nhóm sao pulsar của chúng tới hàng trăm lần. Năm 1992, họ đã sử dùng lý thuyết sao từ để giải thích về sự tồn tại của các sóng thu được từ vụ nổ tia gamma ngày mùng 5 tháng 3 năm 1979, và sau đó là xác định vị trí của siêu tân tinh N49.
Gần đây nhất, tháng 12 năm 2004, một vụ nổ mạnh nhất ở bên ngoài hệ Mặt Trời đã được ghi nhận, tia chớp khổng lồ bao gồm bức xạ tia gamma siêu năng lượng, một phần của bức xạ Röntgen và ánh sáng trắng. Luồng sáng vũ trụ này trong 0,1 giây đã tạo ra một nguồn năng lượng mạnh gấp hai lần Mặt Trăng hôm rằm, phản xạ vào Mặt Trăng và chiếu sáng phần trên khí quyển của Trái Đất. Tia chớp xuyên qua hệ mặt trời đã được ghi nhận bởi ít nhất 15 vệ tinh nhân tạo và trạm thăm dò vũ trụ, bao gồm cả tàu thăm dò Odyssey và Cassini. Nguồn gốc của tín hiệu lớn này chính là ngôi sao từ, nằm cách Trái Đất 50.000 năm ánh sáng. Đó là một ngôi sao kỳ lạ thuộc chòm sao Lạp Hộ với từ trường cực lớn. Theo tính toán, tổng năng lượng phát xạ của ngôi sao này trong 0,2 giây tương đương với nguồn năng lượng mà Mặt Trời phát ra trong 250.000 năm. Công suất phát sáng của nó lớn hơn một nghìn lần so với công suất của tất cả các ngôi sao trong Ngân Hà của chúng ta. Đợt bùng nổ của ngôi sao từ này đã làm ion hóa các lớp khí quyển trái đất và làm thay đổi một phần các bước sóng dài trong khí quyển.
[sửa] Sự chết của một sao từ
[sửa] Hướng tiếp cận sao từ
[sửa] Các nghiên cứu mới
Các chủ đề chính trong vật lý thiên văn |
---|
Cơ học thiên thể | Đĩa hấp dẫn | Hố đen | Quan trắc thiên văn | Sao đặc | Thiên văn radio | Vật lý sao | Vũ trụ học |