Thuyền nhân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thuyền nhân vốn là từ tiếng Anh boat people dùng để chỉ những người đã dùng thuyền để sang định cư (bất hợp lệ) tại các nước khác. Từ này dùng phổ biến vào cuối thập niên 1970 sau khi có nhiều người Việt sau chiến tranh Việt Nam đã dùng thuyền để vượt biên sang các nước lân cận.
Đây thường là hình thức di cư phổ biến của những người đến từ Albania, Cuba, Haiti, Maroc và Việt Nam. Việc di cư kiểu này rất nguy hiểm vì tàu thuyền thường thô sơ và số người đi thường rất đông. Chẳng hạn, năm 2003, có 353 người tị nạn đi thuyền từ Indonesia sang Úc đã bị chết vì đắm tàu.
Nguyên nhân việc di cư của các thuyền nhân thường là do cuộc sống ở nước sở tại quá khó khăn. Một nguyên nhân khác có thể là do sự đàn áp của chính quyền địa phương. Trong lịch sử đa số các thuyền nhân di cư sang nước khác vì hai lý do chính: chính trị và kinh tế.
Vấn đề thuyền nhân thường gây ra rất nhiều mâu thuẫn tại các nước mà những người này xin tị nạn, như Mỹ, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Úc. Một số nước, như Úc, không cho các thuyền này cập bến tại nước họ hoặc sẽ bắt giữ để sau đó trục xuất.
Mục lục |
[sửa] Thuyền nhân từ Đông Dương
[sửa] Sau 30 tháng 4 năm 1975
Sau ngày 30 tháng 4, 1975 có rất nhiều người từ Campuchia, Lào, và nhất là Việt Nam đã tìm cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Campuchia, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã giết hàng triệu người khiến nhiều người tìm cách chạy khỏi đất nước. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp, sự phân biệt đối xử đối với những người cộng tác với chính quyền cũ cùng thân nhân họ, đặc biệt là hình thức học tập cải tạo, cùng những khó khăn về kinh tế làm cho rất nhiều người vượt biên bằng thuyền.
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính thức về số thuyền nhân bị chết trên biển. Tuy nhiên, lịch sử truyền khẩu đã ghi nhận rằng đã có trên 25 trại tỵ nạn tại Đông Dương, trên 850.000 người được định cư và trên 850.000 người bỏ mạng, trên 200.000 người bị cưỡng bức hay tự nguyện hồi hương và nhiều người khác bị hãm hiếp, đánh đập, tra tấn[cần chú thích], giết chóc, chết chìm, đói khát... Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong (Malaysia), Pulau Galang (Indonesia), nhưng gần đây tấm bia tưởng niệm đã bị đục bỏ. [1]
Hiện tượng thuyền nhân được nhiều người xem là một trong những giai đoạn đau buồn của lịch sử Việt Nam.
[sửa] "Nạn kiều" 1979
[sửa] Thuyền nhân từ các nước khác
Sự có mặt của người Trung Quốc ở nhiều nước trên thế giới không nằm ngoài một lẽ họ di cư đến đó phần lớn nhờ vượt biển. Cũng vì lẽ đó, khi qua Việt Nam họ được người địa phương hiểu và gọi là người đến bằng tàu bè, hay gọi tắt là người tàu. Lâu dần danh từ này được chuyên biệt hóa nên trong tiếng Việt hiện nay có từ Tàu hay người Tàu, là do nguyên nhân trên.
Tuy vậy có một số người Trung Quốc biết tiếng Việt sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi họ nghe thấy người Việt gọi họ là người Tàu.
Những người dân Australia hiện nay, không tính đến các bộ lạc, cũng có gốc gác từ Anh quốc hay một nước ở châu Âu, do vượt biển lập nghiệp ở châu Đại dương mà thành người Australia.