Thảo luận:Trạng nguyên Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Có nên đổi trang này thành Danh sách trạng nguyên Việt Nam? Great Student of Hippocrates 12:37, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Được, nhưng phải là Danh sách Trạng nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, danh sách thì chỉ là 1 bài liệt kê về các Trạng nguyên. Còn bài Trạng nguyên Việt Nam có thể nói thêm về lịch sử, giai thoại, kỷ lục... về các kỳ thi, các Trạng nguyên...--An Apple of Newton 14:13, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Tôi thấy ở đầu bài có ghi rõ: Đây là danh sách các Trạng nguyên của Việt Nam. Great Student of Hippocrates 14:26, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)
Liệu có nên làm danh sách các bảng nhãn, thám hoa, hoàng giáp... không nhỉ? Đến bảng Huy chương SEAgames còn có trong Wiki mà ;) (Tmct 23:41, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC))
- Nếu có tài liệu thì nên mang vào Wikipedia vì các danh sách rất cần cho các người viết dùng để tham khảo. Mekong Bluesman 14:30, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)
[sửa] Quê của các TN
Tôi dựa vào http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/trangnguyen.html để làm bài này. Tuy nhiên, tôi không chắc chắn về quê của họ vì phân chia hành chính ở VN thay đổi quá nhiều. Các bạn chú ý giúp.--An Apple of Newton 14:34, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (UTC)
- Nhờ bạn xem lại khoa thi năm 1275: Trong [1] thì ghi 7. Đào Tiêu (1275) (Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh), còn trong [2] thì là 14) Đào Thúc ( ? - ? )
Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương
- Thảo luận bên trên là của Thành viên:80.92.248.149
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trang 802 thì tên là Đào Tiêu. Tuy nhiên k ghi quê quán. Chúng tôi tạm thời ghi là quê Hà Tĩnh theo [3] —bàn luận không ký tên vừa rồi là của 195.19.48.182 (thảo luận • đóng góp)
- theo [4]:
- "21. Đào Tiêu: Người xã Phủ Lư, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh)."
- Tmct 20:04, 16 tháng 9 2006 (UTC)
[sửa] 47 trạng nguyên
Tìm trên net sao rất nhiều trang chỉ ghi có 47 trang nguyên của cả nước trong thời kỳ phong kiến. Các anh giải thích giúp xem sao? Kính Daidien 16:11, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Có thể lý do như thế này:
- Trong danh sách ta đang dùng có 56 vị là trạng nguyên của 54 kỳ thi (có 2 kỳ lấy 2 trạng).
- Tại đây viết: "Đến năm 1247, lại đặt ra danh hiệu tam khôi để chỉ ba người suất sắc nhất trong số thí sinh thi đỗ, theo thứ bậc cao, thấp là: Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.". Nên có thể danh hiệu "trạng nguyên" đến năm 1247 mới trở thành "chính thức" (mặc dù các khoa thi trước vẫn chọn người đỗ đầu). Do đó bỏ mất 7 kỳ thi (tất cả các kỳ thời Lý và 3 kỳ thời Trần), còn lại 47 kỳ.
- Có thể người tính ra con số 47 trạng nguyên không biết đến chuyện có 2 năm lấy 2 trạng. Cho nên 47 kỳ thi -> 47 trạng nguyên.
- Đấy là tôi đoán thế. Còn để chắc chắn, bạn Daidien có thể tra Đại Việt sử ký toàn thư để rà soát lại từng vị (tìm theo năm tổ chức thi là nhanh nhất).
- Tmct 01:31, ngày 5 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- 56 hay 47 được đưa vào nên có giải thích đi kèm cho người đọc. Không thì sinh nghi vì có sự khác biệt này. Kính Bigland 00:22, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)
[sửa] Bảng đá Tiến sĩ
Theo tôi nhớ thì các bảng tại Văn Miếu Hà Nội ghi tất cả các tiến sĩ -- cả trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, hoàng giáp,... và các người chỉ đỗ tiến sĩ. Đã hơn 50 năm tôi không được nhìn các bảng đá đó, nhưng có người nào có thể làm nghiên cứu, đọc các bảng đó và viết một bài về tất cả các tiến sĩ của các kỳ thi Hội của Việt Nam không? Mekong Bluesman 04:05, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)
- Tôi có xem qua mấy bia đá nhưng rất nhiều tên đã bị trầy hết không đọc được (mấy bia đá không thấy được bảo vệ). Tại Bảo Tàng Lịch sử có danh sách 46 vị Trạng nguyên . Nguyễn Hữu Dụng 04:30, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)