Xi măng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xi măng là một loại khoáng chất được nghiền mịn, khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định.
Vì tính chất kết dính khi tác dụng với nước, xi măng được xếp vào loại chất kết dính thủy lực.
Mục lục |
[sửa] Xi măng Portland
Là loại xi măng thông dụng, có thể gọi là xi măng thường để phân biệt với các loại xi măng đặc biệt khác như xi măng aluminat, xi măng pouzzolan, xi măng xỉ lò cao, xi măng muội silic,v.v. Loại xi măng này có thành phần chủ yếu là clinke Portland (chiếm trên 90% khối lượng) ngoài ra còn có thạch cao (3-5%) và các chất phụ thêm khác (xỉ lò cao, tro than, pouzzolan tự nhiên, v.v.).
[sửa] Thành phần khoáng vật của clinke Portland
Thông thường, trong clinke, thành phần phần trăm theo khối lượng của các khoáng vật thay đổi như sau :
- Alit (C3S*) chiếm 60-65%
- Belit (C2S) chiếm 20-25%
- Celit (C3A) chiếm 4-12%
- Alumino-Ferit (C4AF) chiếm 1-5%
*Trong hóa học xi măng, do chủ yếu làm việc với các ô xít, cho nên để thuận tiện người ta sử dụng hệ thống ký hiệu viết tắt thường bằng các chữ cái đầu của các ô-xit (xem kí hiệu trong hóa học xi măng)
[sửa] Thành phần hóa học của clinke Portland
[sửa] Thủy hóa xi măng
[sửa] Các sản phẩm thủy hóa
- C-S-H
- CH (Portlandite)
- Ettringite
[sửa] Tài liệu tham khảo
- ▲ Véronique Baroghel-Bouny. Caractérisation des pâtes de ciment et des bétons; Méthodes, analyse, interprétations. LCPC, 1994