Static Wikipedia February 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu

Web Analytics
Cookie Policy Terms and Conditions Ô nhiễm môi trường – Wikipedia tiếng Việt

Ô nhiễm môi trường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi của các tính chất vật lý – hoá học – sinh hoc bình thường của môi trường sinh thái.

Mục lục

[sửa] Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Trong vài thập niên gần đây, cùng khoa học, con người đã tận thu quá đáng và làm khánh kiệt các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn nguyên liệu khoáng vật. Điều đó đã dẫn đến mất cân bằng tự nhiên và làm biến đổi lớp vỏ bề mặt. Đặc biệt là với sự phát triển của nến văn minh công nghiệp đã làm giảm độ đa dạng sinh giới. Do nhu cầu phát triển và xây dựng các thành phố, khu công nghiệp – con người đã tàn phá và làm giảm diện tích rừng. Hàng năm trên thế gới có khoảng 170 000 km² rừng nhiệt đới bị mất. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng hơn 1 triệu ha rừng bị tàn phá. Hiện trạng rừng ở Việt Nam có thể được tóm tắt trong bảng sau:

Dân số Việt Nam và tỉ lệ diện tích rừng qua các năm
Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng tự nhiên %
1943 21.000 14.325 43.7
1975 47.368 9.500 28.1
1993 72.000 8.630 27.7
1997 76.000 7.700 18.0

Việc diện tích đất rừng bị thu hẹp đã làm cho nhiều loài sinh vật không còn nơi trú ngụ và thức ăn, cộng với sự khai thác cơ giới của con người trong nông nghiệp dẫn đến khuynh hướng độc canh làm giảm sự đa dạng giống nòi, gây mất cân bằng sinh thái.

Từ thập niên 1990, ô nhiễm lớp vỏ cảnh quan luôn là vấn đề bức xúc với toàn nhân loại. Hiện nay thế giới đang phải đối mặt với ba hướng phát triển của con người cũng là nguyên nhân chính gây khủng hoảng môi trường là: gia tăng dân số, công nghiệp hóa và đô thị hoá. Ngoài ra, thảm họa của thiên tai như: núi lửa, động đất, sóng thần... cũng là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng này.

Người ta phân ô nhiễm môi trường thành 3 dạng cơ bản là:

  • Ô nhiễm môi trường đất
  • Ô nhiễm môi trường nước
  • Ô nhiễm khí quyển

Ngoài ra còn có một số loại hình ô nhiễm khác như: ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ và ô nhiễm thực phẩm.

[sửa] Ô nhiễm môi trường đất

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóc của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.

Diện tích đất bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm
Năm 1940 1960 1980 2000 2010
Diện tích bình quân (ha) 0,2 0,18 0,13 0,06 0,04

[sửa] Nguyên nhân chính

  • Dân số ngày càng tăng làm cho nhu cầu về lương thực thực phẩm của con người tăng lên. Con người phải đẩy mạnh khai thác tài nguyên đất, chặt phá rừng, tăng cường quay vòng sản xuất, sử dụng một khối lượng lớn các phân bón hoá học và các thuốc bảo vệ thực vật. Điều này đã làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu, ô nhiễm nặng nề do dư lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.
  • Do nhu cầu mở rộng các khu dân cư, đô thị hoá, phát triển các khu công nghiệp và mạng lưới giao thông. Đây là hoạt động rất tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Nhưng do hoạt động quy hoạch không đồng bộ nên đã vô tình làm lãng phí tài nguyên đất.
  • Con người coi đất như một "chất trơ" biến chúng thành nghĩa địa để chôn tất cả các loại chất thải do mình tạo ra, làm cho môi trường đất bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng nề.
  • Do con người tàn phá các khu rừng, làm đẩy mạnh quá trình rửa trôi và xói mòn.

[sửa] Giải pháp

  • Kiểm soát các chất gây ô nhiễm môi trường đất - xử lí nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.
  • Sử dụng một cách hợp lí, không lạm dụng các quá đáng các loại phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chấm dứt thói du canh du cư trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khắc phục khuynh hướng độc canh bóc lột tài nguyên đất, đẩy mạnh sản xuất xen canh và luân canh các loại cây trồng. Có chế độ tưới tiêu hợp lí.
  • Đẩy mạnh hoạt động trồng và bảo vệ rừng, nhằm mục đích chống xói mòn và rửa trôi. Trong quy hoạch xây dựng cần chú ý đến tổng thể khu dân cư, khu công nghệ, nhằm phát triển bền vững lâu dài.

[sửa] Ô nhiễm môi trường nước

Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Hiện nay nước đang được xem là nguồn tài nguyên vô hạn, nhưng xết về mức độ ô nhiễm như hiện nay thì con người cần có sự thay đổi quan điểm về tài nguyên nước. Theo ý kiến của nhiều người thì nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận, nhất là nước ngọt. Nó chỉ thực sự là nguồn tài nguyên vô tận khi con người biết trân trọng những giọt nước quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Hiện giờ tài nguyên nước có thể được xem là vẫn còn dồi dào, như nước biển, đại dương, nước sông hồ, nước ngầm. Song với việc sử dụng không hợp lí tài nguyên nước hiện nay của con người đã làm cho sự phân bố nước giữa các khu vực trên hành tinh có sự thay đổi lớn theo chiều hướng xấu đi. Không những các vùng sa mạc, cao nguyên khô cằn bị thiếu nước mà ngay cả các thành phố, các khu công nghiệp cũng sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng nếu như con người vẫn giữ thói quen phung phí nước như hiện nay.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.

Ô nhiễm nước còn xảy ra do trong hoạt đông sản xuất công nghiệp con người còn thải ra lưu vực các con sông các loại chất thải và nước thải. Như nước thải của các nhà máy giấy, nhà máy đường, nước thải y tế chưa được xử lí. Nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông. Hiện nay ở Việt Nam một số con sông như sông Sài Gòn, bị ô nhiễm nặng nề do các khu dân cư sống ven sông, và các nhà máy xí nghiệp thải trực tiếp các loại chất thải ra lưu vực sông.

    Hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước sông hồ:

Để thoả mãn được nhu cầu nước của chúng ta bây giờ nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu về nước của các thế hệ trong tương lai, thì ngay từ bây giờ chúng ta không phải bàn cãi nhiều về việc phải có những chương trình hành động thiết thực nhằm bảo vệ nguồn nước của chúng ta. Như:

Tuyên truyền, giáo dục để con người biết rằng nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận, nó sẽ bị suy thoái và cạn kiệt nếu con người vẫn không biết quý trọng và tiếp tục lãng phí tài nguyên nước trông các hoạt động của mình.

Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước bằng các luật định riêng của từng quốc gia, và phải có sự thống nhất giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường nước.

Hạn chế nguồn nước dùng và nước thải ra môi trường. Tức là, loại bỏ các nhà máy, dây truyền sản xuất lạc hậu cũ kĩ, tiêu tốn nhiều nước. Thay vào đó là các dây truyền sản xuất sạch hơn, ít tiêu tốn nước hơn, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện cấp nước tuần hoàn, tái sử dụng nước trong các khu công nghiệp và cho các quá trình giai đoạn sản xuất khác. Như trong nhà máy chế biến dầu theo kiểu chưng trực tiếp, nươc thải sau bình chưng có nhiệt độ là 350C sẽ làm nguội các máy có nhiệt độ 500C đặt thấp hơn.

Chúng ta có thể sử dụng nước thải và cặn bã của các nghành công nghiệp thực phẩm để phục vụ cho tưới tiêu và chăn nuôi cá trong nông nghiệp. Vì trong loại nước thải có chứa các chất hữu cơ và một số chất cần thiết cho cây trồng : Nitơr, Photsphor, Kali …

VD: Nhờ sử dụng nước thải của nhà máy Rượu Hà Nội trong nuôi cá mà sản lượng cá ở HTX Thịnh Liệt ( Thanh Trì – Hà Nội) đã tăng lên 3 -4 tấn/ha/năm.

Trong hoật động sản xuất nông nghiệp cần hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu để tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước ao hồ.

Nước thải từ các cơ sở y tế, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất cần phải được sử lí trước khi thải ra môi trường.

Một hướng nữa để giải quyết vấn đề thiếu nước ở một số quốc gia trên thế giới và tăng cường chu trình thuỷ văn của nước chúng ta có thể khai thác nước ở các vùng cực, làm ngọt hoá nguồn nước biển. Hiện nay, tổng công suất của các nhà máy làm ngọt nước biển là 76 triệu m3/ ngày ( 27,74 Km3/ năm). Từ những năm 70 của thế kỉ trước ở Pháp đã có nhiều dự án kéo băng từ Nam cực về cho các nước Châu Phi và một số nước Châu Âu. Tuy nhiên vấn đề gặp phải không ít khó khăn, do đòi hỏi về kĩ thuật và tài chính là rất lớn. Nếu giải quyết được vấn đề này thì tình hình nước trên thế giới sẽ được cải thịên.

Trong quá trình quản lí và cấp thoát nước thì vấn đề thu hồi nước rửa lọc, chống thất thoát nước trong cung cấp cho đô thị cần được đề cập đến một cách nghiêm túc.

[sửa] Ô nhiễm khí quyển

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấ đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người chúng ta khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có:

  • 20 tỉ tấn cácbon điôxít
  • 1,53 triệu tấn SiO2
  • Hơn 1 triệu tấn niken
  • 700 triệu tấn bụi
  • 1,5 triệu tấn asen
  • 900 tấn coban
  • 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác.

Như vậy ô nhiễm không khí là kết quả của sự thải ra không khí các chất thải khí độc hại ở thể hơi, bụi, khí. Làm tăng đột biến các chất như CO2, NOX, SOX...

Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn sống trong không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Theo ước tính thì lượng CO2 do núi lửa hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng CO2 hiện có trong khí quyển.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%.

Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiẹt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.

Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hHiệu ứng nhà kính.

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng suy giảm (thủng) tần ozon. CFC chính là "kẻ phá hoại" tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ UV-B, làm cho lượng bức xạ UV-B tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.

Static Wikipedia 2008 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2007 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - en - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu -

Static Wikipedia 2006 (no images)

aa - ab - af - ak - als - am - an - ang - ar - arc - as - ast - av - ay - az - ba - bar - bat_smg - bcl - be - be_x_old - bg - bh - bi - bm - bn - bo - bpy - br - bs - bug - bxr - ca - cbk_zam - cdo - ce - ceb - ch - cho - chr - chy - co - cr - crh - cs - csb - cu - cv - cy - da - de - diq - dsb - dv - dz - ee - el - eml - eo - es - et - eu - ext - fa - ff - fi - fiu_vro - fj - fo - fr - frp - fur - fy - ga - gan - gd - gl - glk - gn - got - gu - gv - ha - hak - haw - he - hi - hif - ho - hr - hsb - ht - hu - hy - hz - ia - id - ie - ig - ii - ik - ilo - io - is - it - iu - ja - jbo - jv - ka - kaa - kab - kg - ki - kj - kk - kl - km - kn - ko - kr - ks - ksh - ku - kv - kw - ky - la - lad - lb - lbe - lg - li - lij - lmo - ln - lo - lt - lv - map_bms - mdf - mg - mh - mi - mk - ml - mn - mo - mr - mt - mus - my - myv - mzn - na - nah - nap - nds - nds_nl - ne - new - ng - nl - nn - no - nov - nrm - nv - ny - oc - om - or - os - pa - pag - pam - pap - pdc - pi - pih - pl - pms - ps - pt - qu - quality - rm - rmy - rn - ro - roa_rup - roa_tara - ru - rw - sa - sah - sc - scn - sco - sd - se - sg - sh - si - simple - sk - sl - sm - sn - so - sr - srn - ss - st - stq - su - sv - sw - szl - ta - te - tet - tg - th - ti - tk - tl - tlh - tn - to - tpi - tr - ts - tt - tum - tw - ty - udm - ug - uk - ur - uz - ve - vec - vi - vls - vo - wa - war - wo - wuu - xal - xh - yi - yo - za - zea - zh - zh_classical - zh_min_nan - zh_yue - zu