Bộ Công an Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Công an Việt Nam được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1953, trên cơ sở Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ. Bộ Công an là cơ quan quản lý lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
[sửa] Cơ quan tiền thân
Ngay từ tháng 8 năm 1945, lực lượng Công an đã được thành lập chưa có tên gọi chung: ở Bắc Bộ có tên là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ là Sở trinh sát và ở Nam Bộ là Quốc gia tự vệ cuộc. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 được coi là ngày thành lập Công an Việt Nam.
Theo Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan này được hợp nhất dưới tên gọi Việt Nam Công an vụ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Nội vụ. Tổ chức Việt Nam Công an vụ có 3 cấp:
- Cấp trung ương gọi là Nha Công an Trung ương
- Cấp kỳ có tên gọi là Sở Công an kỳ
- Cấp tỉnh có tên gọi là Ty Công an tỉnh, thành phố
Giám đốc đầu tiên của Việt Nam Công an vụ là Nguyễn Dương (từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 7 tháng 6 năm 1946). Sau đó Phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ Lê Giản lên thay.
Ngày thành lập Lực lượng An ninh nhân dân: 12 tháng 7 năm 1946.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nha Công an Trung ương đóng tại thung lũng Lũng Cò, thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có các cơ quan trực thuộc như Ty tình báo, Ty trật tự tư pháp, Ty chính trị.
Giám đốc Nha Công an đầu tiên là Lê Giản. Đến tháng 8 năm 1952, Trần Quốc Hoàn thay Lê Giản làm Giám đốc Nha Công an.
Ngày 16 tháng 2 năm 1953, Nha Công an được nâng cấp thành Thứ bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ, do một thứ trưởng phụ trách. Thứ trưởng Thứ bộ Công an là Trần Quốc Hoàn.
Chỉ 6 tháng sau, Thứ bộ Công an trở thành một bộ riêng biệt.
[sửa] Tên gọi Bộ Công an qua các thời kỳ
- 1953-1975: Bộ Công an
- Năm 1959, các lực lượng biên phòng đổi thành lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (đến cuối năm 1979 đổi tên là Bộ đội Biên phòng chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng).
- Ngày 6 tháng 6 năm 1975, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa X đã quyết định hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ thành một bộ mới lấy tên là Bộ Nội vụ.
- 1975-1998: Bộ Nội vụ
- Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.
- Từ năm 1998 đến nay: Bộ Công an
Năm 2002, một Bộ Nội vụ mới được thành lập trên cơ sở đổi tên từ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ và tồn tại song song với Bộ Công an.
[sửa] Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ
- Trần Quốc Hoàn (1953-1981)
- Phạm Hùng (1981-1987)
- Mai Chí Thọ (1987-1991), Đại tướng
- Bùi Thiện Ngộ (1991-1996), Thượng tướng
- Lê Minh Hương (1996-2002), Thượng tướng
- Lê Hồng Anh (2002- ), Đại tướng
Tất cả các Bộ trưởng Bộ Công an đều là ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai vị Bộ trưởng đầu tiên không mang cấp hàm sĩ quan.
[sửa] Các thứ trưởng đương nhiệm
- Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng thường trực, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thượng tướng Lê Thế Tiệm, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Trung tướng Thi Văn Tám, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thiếu tướng Đặng Văn Hiếu, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thiếu tướng Trần Đại Quang, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thiếu tướng Trương Hòa Bình, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Văn Tính, thứ trưởng, vừa mất ngày 22 tháng 8 năm 2006.
[sửa] Tổ chức
Bộ Công an gồm 6 Tổng cục và các Cục, Vụ trực thuộc Bộ. Riêng Tổng cục II và Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26) thuộc ngạch Cảnh sát, còn các Tổng cục khác, các Cục, Vụ khác trực thuộc Bộ thuộc ngạch An ninh.
Xem thêm về chưc năng và nhiệm vụ của Cảnh sát Nhân dân và An ninh Nhân dân: Công an Nhân dân Việt Nam#Tổ chức
[sửa] Tổng cục An ninh nhân dân (còn gọi là Tổng cục I)
(Quyền) Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Trịnh Lương Hy.
Các Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Hoàng Đức Chính, Thiếu tướng Vũ Hải Triều, Đại tá Hoàng Kông Tư (kiêm Thủ trưởng A24), Đại tá Tô Lâm, Đại tá Nguyễn Văn Kiểm.
(Các Phó Tổng cục trưởng khác: Thiếu tướng Trịnh Xuân Thu, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ry, Thiếu tướng Trần Tôn Thất nghỉ công tác hoặc nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 12 năm 2006).
Ngày truyền thống của lực lượng An ninh nhân dân: 12 tháng 7 năm 1946 (ngày khám phá vụ án phố Ôn Như Hầu, Hà Nội)
Trong Tổng cục I có các cơ quan:
- Cục Tham mưu An ninh (A12). Đại tá Bùi Quảng Bạ.
- Cục Bảo vệ An ninh kinh tế (A17)
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A18). Cục trưởng: Đại tá Triệu Văn Thế. Xem website của Cục
- Cục Trinh sát ngoại tuyến (A21)
- Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A22)
- Cục Kỹ thuật nghiệp vụ II (A23). Cục trưởng: Đại tá Dương Văn Hoả
- Cơ quan An ninh điều tra (A24). Nguyên là Cục Chấp pháp, Bộ Nội vụ. Ngày truyền thống: 31 tháng 12 năm 1951 (ngày tách riêng lực lượng chấp pháp thuộc Ty Bảo vệ chính trị của Nha Công an Trung ương). Thủ trưởng: Đại tá Hoàng Kông Tư (kiêm Phó Tổng cục trưởng)
- Cục Bảo vệ An ninh văn hóa-tư tưởng (A25). Cục trưởng: Đại tá Bùi Văn Cơ (thay Thiếu tướng Khổng Minh Dụ)
- Cục Hồ sơ nghiệp vụ An ninh (A27). Ngày truyền thống của lực lượng Hồ sơ CAND: 27/3/1957.
- Cục Chính trị An ninh (A28). Cục trưởng: đại tá Bùi Thế Dy
- Cục Hậu cần An ninh (A29). Cục trưởng: Thiếu tướng Mai Ninh
- Cục Bảo vệ chính trị I (A35).
- Cục Bảo vệ chính trị II (A36)
- Cục Bảo vệ chính trị III (A37)
- Cục Bảo vệ chính trị IV (A38)
- Cục Bảo vệ chính trị V (A39).
- Cục An ninh xã hội (A41). Cục trưởng: Thiếu tướng Trần Tư
- Cục Chống khủng bố (A42)
- Cục An ninh Tây Bắc
- Cục An ninh Tây Nguyên. Cục trưởng: Đại tá Trình Văn Thống
- Cục An ninh Tây Nam Bộ. Cục trưởng: Thiếu tướng Hồ Việt Lắm
...
[sửa] Tổng cục Cảnh sát nhân dân (còn gọi là Tổng cục II)
Tổng cục trưởng: Trung tướng Trần Văn Thảo.
Các Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Lê Thành, Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ (kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra), Thiếu tướng Cao Xuân Hồng, Thiếu tướng Phạm Nam Tào (phụ trách phía Nam, từ 16 tháng 10 năm 2006, thay Trung tướng Nguyễn Việt Thành được biệt phái sang giữ chức Phó văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng), Thiếu tướng Phạm Văn Đức, Đại tá Nguyễn Hòa Bình (kiêm Cục trưởng C37)
Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát: 20 tháng 7 năm 1962 (Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh về lực lượng CSND)
Trong Tổng cục II có các cơ quan:
- Cục Tham mưu cảnh sát (C11). Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Xuân Bích Ngày truyền thống: 20 tháng 12 năm 1981 (ngày Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 79/QĐ-BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cục Tham mưu Cảnh sát nhân dân)
- Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C13) bao gồm cảnh sát trật tự, cảnh sát khu vực, cảnh sát 113 (phản ứng nhanh). Cục trưởng: Thiếu tướng Vũ Rụ
- Cơ quan Cảnh sát điều tra. Thủ trưởng: Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ (thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh ngày 14 tháng 7 năm 2006)
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự (C14). Cục trưởng: Đại tá Triệu Văn Đạt (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ) làm Cục trưởng từ 1 tháng 3, 2007 thay Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006)
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, gọi tắt là Cục Cảnh sát kinh tế (C15). Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Tiến Lực
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C16). Chánh văn phòng: Thiếu tướng Trần Văn Nho
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, gọi tắt là Cục Cảnh sát phòng chống ma túy (C17). Cục trưởng: Đại tá Vũ Hùng Vương
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C37). Thành lập ngày 13 tháng 11, 2006 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh. Cục có 6 phòng chức năng điều tra án tham nhũng. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Hòa Bình (kiêm Phó Tổng cục trưởng TC CSND). Lễ ra mắt: 3 tháng 2, 2007.
- Viện Khoa học Hình sự (C21)
- Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp (C22). Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Vượng
- Cảnh sát bảo vệ; bảo vệ những mục tiêu kinh tế áp tải những chuyến hàng đặc biệt từ Trung ương đi các địa phương trong cả nước. ([1])
- Cảnh sát cơ động: 2 Trung đoàn ([2]). Ngoài ra còn có các đơn vị Cảnh sát cơ động thuộc Công an địa phương như Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nam Bộ, Trung đoàn CSCĐ Công an TP Hồ Chí Minh, Trung đoàn CSCĐ Công an Hà Nội (PC18)
- Cảnh sát đặc nhiệm: 2 trung đoàn ([3])
- Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (C23). Cục trưởng: Thiếu tướng Bùi Văn Ngần
- Cục Cảnh sát giao thông đường thủy (C25). Cục trưởng: Đại tá Trần Quốc Tuấn
- Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, gọi tắt là Cục Cảnh sát giao thông (C26). Cục trưởng: Đại tá Đỗ Đình Nghị
- Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát (C27). Cục trưởng: Đại tá Triệu Quốc Kế. Ngày truyền thống của lực lượng Hồ sơ CAND: 27/3/1957.
- Cục Chính trị Cảnh sát (C28). Cục trưởng: Thiếu tướng Trịnh Văn Kiệm. Tiền thân là Phòng Tổ chức-Chính trị và Phòng Huấn luyện-Điều lệ của Cục Tham mưu Cảnh sát.
- Cục Hậu cần Cảnh sát (C29). Cục trưởng: Đại tá Hồ Thị Doan
- Cục Cảnh sát môi trường (C36). Thành lập theo Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA (X13) của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 29 tháng 10 năm 2006. Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Xuân Lý (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý khoa học môi trường, TC Kỹ thuật). Lễ ra mắt: 6 tháng 3, 2007.
- Văn phòng Interpol Việt Nam (VPI). Chánh văn phòng: Đại tá Phạm Hữu Hỗ. Thành lập năm 1991 khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (ICPO) tức Interpol (ngày 4 tháng 11 năm 1991) và là thành viên thứ 156 của tổ chức này.
- Trường Huấn luyện Chó nghiệp vụ (cảnh khuyển) - C32
...
[sửa] Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND (còn gọi là Tổng cục III)
(Quyền) Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Trần Quang Trọng (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006) và từ 3/4/2007 là Thiếu Tướng Lê Quý Vương làm Tổng cục trưởng.
Các Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Châu Văn Mẫn, Thiếu tướng Nguyễn Trung Thành (kiêm Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân), Đại tá Đinh Hữu Phượng, ...
Trong Tổng cục III có các cơ quan:
- Văn phòng Tổng cục (X11)thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1981. Chánh Văn phòng: Đại tá Nguyễn Xuân Mười.
- Vụ Tổ chức cán bộ (X13). Vụ trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Văn Mỹ
- Vụ đào tạo (X14). Vụ trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Chất (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006).
- Học viện An ninh Nhân dân (trước đây gọi là Trường Sĩ quan An ninh hoặc trường C500, rồi Trường Đại học An ninh Nhân dân), đóng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Giám đốc: Thiếu tướng, giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng
- Học viện Cảnh sát Nhân dân (trước đây gọi là Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân), đóng tại Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Giám đốc: Thiếu tướng Nguyễn Trung Thành
- Trường Đại học phòng cháy và chữa cháy, đóng tại Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Hiệu trưởng: Thiếu tướng Đặng Từng (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006)
- Trường Đại học An ninh Nhân dân, đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây là phân hiệu của Học viện An ninh Nhân dân, trở thành trường độc lập theo Quyết định số 154/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 30 tháng 7 năm 2003. Hiệu trưởng: Thiếu tướng.TS.NGND Phan Đức Dư
- Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân, đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây là phân hiệu của Học viện Cảnh sát Nhân dân, trở thành trường độc lập theo Quyết định số 152/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 28 tháng 7 năm 2003. Hiệu trưởng: Thiếu tướng.TS.NGND Phạm Hồng Cử
- Trường Trung học ANND I
- Trường Trung học ANND II. Hiệu trưởng: Đại tá, NGƯT Tống Duy Thoại
- Trường Trung học CSND I
- Trường Trung học CSND II
- Trường Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an Nhân dân. Ngày truyền thống: 29 tháng 10 năm 1971. Hiệu trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Nghiêm
- Cục Công tác chính trị (X15). Cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Văn Thạch (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006). Cục trưởng mới: Đại tá Đặng Thái Giáp (từ tháng 1 năm 2007). Các phòng trong cục X15 nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất là phòng 8 tức Truyền hình Công An Nhân dân do Thượng tá Nguyễn Quang Vinh làm trưởng phòng (sản xuất các chương trình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc, An ninh với cuộc sống, Văn hóa Thể thao CAND, Hồ sơ vụ án).
- Cục Công tác Đảng và Công tác quần chúng (X16). Thành lập ngày 8 tháng 11, 1991. Cục trưởng: Đại tá Bùi Đức Quang.
- Báo Công an Nhân dân. Tổng Biên tập: Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ước
- Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Thành lập ngày 10 tháng 2 năm 1981. Giám đốc kiêm Tổng Biên tập: Đại tá Lê Văn Đệ
- Đoàn kịch nói Công an Nhân dân
...
[sửa] Tổng cục Hậu cần (còn gọi là Tổng cục IV)
Tổng cục trưởng: Trung tướng Lê Quốc Sự.
Các Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Trịnh Quốc Đoàn, Thiếu tướng Trần Quang Minh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ngoạt (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006)...
Trong Tổng cục IV có các cơ quan:
- Văn phòng Tổng cục (H11)
- Cục Chính trị
- Cục Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp(H14). Cục trưởng: Thiếu tướng Lê Trọng Đồng
- Cục Y tế
- Cục Quản lý Xây dựng cơ bản và Doanh trại(H16)
- Cục Kho vận (H26)
- Các Bệnh viện Công an (19-8, 30-4, ...)
...
[sửa] Tổng cục Tình báo (còn gọi là Tổng cục V)
Tổng cục trưởng: Trung tướng Trần Quang Bình.
Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Phạm Ngọc Quảng
Trong Tổng cục V có các cơ quan:
- Cục Tham mưu
- Cục Chính trị - hậu cần. Cục trưởng: Thiếu tướng Vũ Ngọc Thức (nghỉ hưu từ 1 tháng 12, 2006)
- Cục Xử lý tin tình báo. Cục trưởng: Thiếu tướng Đặng Xuân Loan
- Cac Cục nghiệp vụ (B15, B18, B23, B31, B32, B42, B43, B50, B52...)
- Học viện Tình báo. Giám đốc: Thiếu tướng Phạm Xuân Phúc
....
[sửa] Tổng cục Kỹ thuật (còn gọi là Tổng cục VI)
Tổng cục trưởng: Trung tướng Đỗ Xuân Thọ.
Các Phó Tổng cục trưởng: Thiếu tướng Lê Văn Lợi, Thiếu tướng Nghiêm Xuân Dũng,...
Trong Tổng cục VI có các cơ quan:
- Văn phòng Tổng cục (E11)
- Cục Thông tin liên lạc (E13)
- Cục Quản lý khoa học môi trường (E14)
- Cục (Công nghệ) tin học nghiệp vụ (E15). Cục trưởng: Đại tá Nguyễn Viết Thế
- Cục Kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ (E17)
- Cục Đầu tư
...
[sửa] Các cơ quan khác thuộc Bộ Công an
- Văn phòng Bộ Công an (V11). Chánh văn phòng: Đại tá Vũ Thanh Hoa
- Vụ Hợp tác quốc tế (V12). Vụ trưởng: Đại tá Trần Gia Cường
- Bộ tư lệnh Cảnh vệ (V15). Tư lệnh: Thiếu tướng Phạm Quốc Hùng (nghỉ công tác để chữa bệnh, sau đó nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1 tháng 12 năm 2006)
- Cục Khoa học Viễn thông Tin học (V17)
- Cục Cơ yếu (V18). Cục trưởng: Nguyễn Văn Sửu. Ngày truyền thống: 24/9/1945 (theo Quyết định công bố tháng 2, 2007)
- Vụ Pháp chế (V19). Vụ trưởng: Thiếu tướng TS Trần Đình Nhã
- Vụ Kế hoạch Tài chính (V22)
- Thanh tra Bộ Công an (V24). Chánh Thanh tra: Thiếu tướng Trần Văn Thanh (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần)
- Viện Chiến lược và Khoa học Công an (V21)
- Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự
- Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng (V26). Cục trưởng : Thiếu tướng Phạm Đức Chấn .
- Cục Xây dựng Phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ (V28)
- Viện lịch sử Công an
- Bảo tàng Công an nhân dân. Địa chỉ: số 1, phố Trần Bình Trọng, Hà Nội.
...
[sửa] Lịch sử
Ngày 31 tháng 12 năm 1951, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 6 đã ra Nghị quyết về mô hình tổ chức mới của ngành Công an. Theo mô hình này lực lượng chấp pháp, tiền thân của lực lượng An ninh điều tra (ANĐT) ngày nay, được tổ chức thành một bộ phận riêng thuộc Ty Bảo vệ chính trị của Nha Công an Trung ương. Ở Công an liên khu thành lập các Ban Chấp pháp thuộc Phòng Bảo vệ chính trị.
Đây chính là tổ chức điều tra chuyên trách án xâm phạm an ninh quốc gia đầu tiên được thành lập trong lực lượng CAND. Vì vậy, ngày 31/12 được lấy là ngày thành lập lực lượng ANĐT. Từ năm 1981, Cục Chấp pháp được tách ra thành hai đơn vị: Cục An ninh điều tra thuộc Tổng cục An ninh và Cục Cảnh sát điều tra thuộc Tổng cục Cảnh sát.
Ngày 28 tháng 7 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 982/TTg thành lập Cục Cảnh sát nhân dân (nay là Tổng cục) để thống nhất việc xây dựng, qủan lý, huấn luyện, giáo dục các loại cảnh sát nhân dân trong toàn quốc. Cảnh sát nhân dân gồm có cảnh sát hành chính (hộ tịch, giao thông, cứu hỏa), cảnh sát kinh tế, cảnh sát vũ trang.
[sửa] Tổ chức cấp tỉnh, thành
Trước đây cơ quan Công an cấp tỉnh gọi là Ty Công an, còn cơ quan Công an cấp thành phố trực thuộc Trung ương gọi là Sở Công an. Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chia thành các phòng theo từng lĩnh vực (không phải tất cả các lĩnh vực đều có ở cấp tỉnh), tương ứng với các cục ở cấp Trung ương và có cùng mã hiệu với cấp cục, chỉ khác là có thêm chữ P (phòng) ở đầu mã hiệu. Ví dụ: Phòng điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Cảnh sát hình sự) có mã hiệu là PC14, tương ứng với C14 là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Ở cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh có các đội cảnh sát theo từng lĩnh vực (không phải tất cả các lĩnh vực đều có ở cấp huyện), tương ứng với cấp phòng của Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành.
[sửa] Cơ quan Cảnh sát điều tra
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.
[sửa] Cơ quan An ninh điều tra
Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra. Cấp huyện không có Cơ quan An ninh điều tra.
[sửa] Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho thành lập thí điểm Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Ủy Ban Nhân dân TP.HCM. Ngoài nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, Sở còn thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn trong đám cháy và trong một số trường hợp khác như sập nhà, nhảy lầu, ngã xuống giếng...
Đại tá Trần Triều Dương, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và thôi chức vụ cũ.
Sở có 3 phó Giám đốc : Thượng tá Nguyễn mạnh Hùng, Trung tá Lê tấn Bửu và Trung tá Trần Thanh Châu . Bộ máy tổ chức gồm:
- Phòng Tham mưu (có Trung tâm thông tin chỉ huy)
- Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (có Đội cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp)
- Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trên sông
Ở cấp quận, huyện có các Trung tâm Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, trực thuộc Trung tâm có các đội chữa cháy chuyên nghiệp.
Các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ Việt Nam |
---|
Thủ tướng Việt Nam |
Bộ Bưu chính Viễn thông | Bộ Công an | Bộ Công nghiệp | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Bộ Giao thông Vận tải | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội | Bộ Ngoại giao | Bộ Nội vụ | Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn | Bộ Quốc phòng | Bộ Tài chính | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Bộ Thương mại | Bộ Thuỷ sản | Bộ Tư pháp | Bộ Văn hoá - Thông tin | Bộ Xây dựng | Bộ Y tế | Văn phòng Chính phủ | Ngân hàng Nhà nước | Thanh tra Chính phủ | Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em | Ủy ban Dân tộc | Ủy ban Thể dục Thể thao |