Gordon Bunshaft
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gordon Bunshaft (9 tháng 5, 1909 – 6 tháng 8, 1990) tốt nghiệp bằng thạc sĩ kiến trúc tại Học viện kĩ thuật Massachusetts (MIT). Ông gia nhập hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (SOM) từ năm 1949 và sau đó giữ chức vụ kiến trúc sư trưởng của hãng này. Ông là một kiến trúc sư theo chủ nghĩa Hiện đại, chịu ảnh hưởng bởi Ludwig Mies van der Rohe và Le Corbusier.
Công trình nổi tiếng nhất của ông tòa nhà Level trên Đại lộ Park (Công viên) ở Thành phố New York. Công trình này xây dựng từ năm 1951 đến 1952, làm trụ sở hãng xà phòng Lever Brothers. Công trình này được so sánh với tòa nhà Seagram của Mies. Trong những năm 1950, ông được Văn phòng Xây dựng tại nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đặt hàng thiết kế một loạt các lãnh sự quán Mỹ tại Đức.
Với những cống hiến của mình, ông được tặng giải thưởng Pritzker về kiến trúc năm 1988.
[sửa] Công trình
- 1951 – Lever House – New York, New York
- 1953 – Ngân hàng Chi nhánh Tín dụng Công nghiệp Hanover – New York, New York
- 1962 – Nhà trưng bày Albright-Knox Art – Buffalo, New York
- 1963 – Nhà Travertine – Hamptons
- 1963 – Thư viện Beinecke – Đại học Yale, New Haven, Connecticut
- 1965 – Banque Lambert – Brussel
- 1967 – Tòa Marine Midland – New York, New York
- 1971 – Thư viện và Bảo tàng Lyndon Baines Johnson – Austin, Texas
- 1974 – Tòa Solow – số 9 Tây Đường 57, New York, New York
- 1974 – Bảo tàng và Vườn Điêu khắc Hirshhorn – Washington, D.C.
- 1983 – Ngân hàng Thương mại Quốc gia – Jeddah, Ả Rập Saudi
[sửa] Liên kết ngoài
- Phỏng vấn về lịch sử với Gordon Bunshaft. Dự án Lời nói Lịch sử Kiến trúc sư Chicago, Viện Nghệ thuật Chicago. Truy nhập ngày 13 tháng 10 2005.
- Wrecking Ball. MetaFilter. Truy nhập ngày 12 tháng 10 2005. Thảo luận và liên kết về việc giữ gìn và xây lại nhà ở Bunshaft ("Nhà Travertine").
- Trưng bày Hình ảnh Bunshaft. Giải thưởng kiến trúc Pritzker. Truy nhập ngày 12 tháng 10 2005.
Johnson (1979) • Barragán (1980) • Stirling (1981) • Roche (1982) • Pei (1983) • Meier (1984) • Hollein (1985) • Böhm (1986) • Tange (1987) • Bunshaft/Niemeyer (1988) • Gehry (1989) • Rossi (1990) • Venturi (1991) • Siza (1992) • Maki (1993) • Portzamparc (1994) • Ando (1995) • Moneo (1996) • Fehn (1997) • Piano (1998) • Foster (1999) • Koolhaas (2000) • Herzog & de Meuron (2001) • Murcutt (2002) • Utzon (2003) • Hadid (2004) • Mayne (2005) • Mendes da Rocha (2006) • Rogers (2007)