Hát ca trù
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích.
Một nhóm biểu diễn ca trù bao gồm một nữ ca sĩ sử dụng phách, một người chơi đàn đáy và một người chơi trống chầu.
Một số làn điệu ca trù quen thuộc như "Hồng hồng, tuyết tuyết" (thơ Dương Khuê), "Khen ai khéo vẽ", "Đêm chia lửa", "Ông già điên", "Tỳ bà hành" (thơ Bạch Cư Dị), Hương Sơn phong cảnh (thơ Chu Mạnh Trinh), Gặp xuân (thơ Tản Đà), Tự tình (thơ Cao Bá Quát),...
[sửa] Thông tin thêm
Nghệ thuật ca trù được khai thác trong nhiều bộ phim cũng như trong các chủ đề âm nhạc Việt Nam. Có thể bắt gặp ca trù trong phim Mê Thảo thời vang bóng hay trong bài hát Một nét ca trù ngày xuân của nhạc sĩ Nguyễn Cường...