Lê Tương Dực
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Tương Dực | |
---|---|
Tên húy | Lê Oanh |
Sinh | 1495 |
Mất | 1516 |
Trị vì | 1509 - 1516 |
Triều đại | Nhà Hậu Lê |
Niên hiệu | Hồng Thuận |
Miếu hiệu | không có |
Thụy hiệu | Tương Dực Đế |
Mục lục |
[sửa] Tiểu sử
Lê Tương Dực (chữ Hán: 黎襄翼;1495–1516) tên huý là Lê Oanh (黎瀠), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1495, có tài liệu ghi năm Quý Sửu 1493. Ông là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá).
[sửa] Khởi nghĩa và lên ngôi
Lê Oanh vốn được phong là Giản Tu công. Lê Uy Mục đế giết hại tông thất, giam cầm Lê Oanh. Lê Oanh đút lót cho người canh cửa bỏ trốn, được đại thần thất sủng là Nguyễn Văn Lang lập làm minh chủ.
Tháng 11 năm 1509, Lê Oanh dùng cờ hiệu của anh mình là Cẩm Giang Vương Lê Sùng để chiêu tập lực lượng ở Tây Đô (Thanh Hoá), sau đó đưa quân về chiếm Đông Kinh (Hà Nội) bắt được và bức Lê Uy Mục tự tử tháng 12 năm 1509.
Sau khi giết Lê Uy Mục, Lê Oanh tự lập làm vua, lấy niên hiệu là Hồng Thuận, năm 1509, tức là vua Tương Dực đế.
Lê Tương Dực chơi bời xa xỉ truỵ lạc, bỏ bê việc nước. Ông sai một người thợ là Vũ Như Tô làm cái điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài. Quân dân làm trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người. Lê Tương Dực còn cho đóng chiến thuyền bắt con gái khỏa thân chèo chơi ở hồ Tây. Tháng 5 năm 1514, nghe lời của Hiệu uý Hữu Vĩnh, Lê Tương Dực giết chết 15 Vương Công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm. Vì hoang dâm như thế, cho nên sứ nhà Minh sang trông thấy vua, bảo rằng Tương Dực có tướng lợn.
[sửa] Thuế má
Việc thuế má thời bấy giờ cũng như mấy triều trước, nhưng không biết rõ tiền tài sản vật đồng niên thu được những gì. Đến đời vua Tương Dực thấy sử chép rằng trước thì thuế vàng thuế bạc đồng niên thu được:
Nay vua Tương Dực định lệ đổi lại mỗi năm thu được:
- Vàng mười thứ "kiêm kim" 449 lượng.
- Vàng mười 2.901 lượng.
- Bạc 6.125 lượng.
Những vàng bạc đó nộp vào kho để cho vua tiêu dùng. Còn cách thu nộp thế nào cũng không rõ.
[sửa] Đại Việt thông giám
Năm 1510, Lê Tương Dực sai quan Binh bộ Thượng thư là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo. Đại Việt thông giám gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ chép từ Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ. Vua còn sai Lê Tung, soạn bài tổng luận về bộ sử ấy. Theo Phan Huy Chú, bộ sách này được Lê Nại đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử.
[sửa] Biến loạn
Lê Tương Dực hoang chơi, triều thần tuy có Nguyễn Văn Lang, Lê Tung, Lương Đắc Bằng... nhưng người thì già chết, người thì xin thôi quan về. Triều chính hết sức rối ren, bên ngoài khắp nơi loạn lạc.
Ở Kinh Bắc có Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng nổi lên ở huyện Đông Ngạn và huyện Gia Lâm. Đất Sơn Tây có Trần Tuân, Phùng Chương ở núi Tam Đảo, Trần Công Ninh chống giữ ở huyện An Lãng. Đất Nghệ An có Lê Hy, Trịnh Hưng, Lê Văn Triệt làm phản.
Ở Huyện Thủy Đường (Hải Dương), một người là Trần Cảo thấy sấm nói rằng ở phương đông có thiên tử khí[1], bèn tụ tập được nhiều người lấy đất Hải Dương, Thủy Đường, Đông Triều, rồi tự xưng là vua Đế Thích giáng sinh. Trần Cao thành lập quân đội, người đi theo đến hàng vạn.
Trần Cao đem quân về đóng ở đất Bồ Đề, bên kia sông Nhị Hà, định sang lấy kinh đô Thăng Long. Sau quân triều đình sang đánh, Trần Cao lui về đóng ở Châu Sơn, thuộc phủ Từ Sơn. Vua Tương Dực sai An Hòa hầu là Nguyễn Hoằng Dụ sang đóng quân ở Bồ Đề để chống giữ.
Tình hình căng thẳng mà Lê Tương Dực không để ý đến. Nguyên Quận Công là Trịnh Duy Sản, trước có công đi đánh dẹp Trần Tuân, nhiều lần can ngăn không được. Vua Lê Tương Dực không nghe, còn đem Trịnh Duy Sản ra đánh bằng trượng. Trịnh Duy Sản bất mãn, mưu với Lê Quảng Độ và Trình Trí Sâm để lập vua khác. Trịnh Duy Sản giả mượn tiếng đi đánh giặc, một đêm tháng 4 năm 1516 đem binh vào cửa Bắc Thần giết vua Tương Dực.
Lúc bị giết, vua bị giáng làm Linh Ẩn vương, sau mới được đặt thụy hiệu là Tương Dực đế.
Tương Dực ở ngôi được 7 năm, thọ 21 tuổi.
[sửa] Chú thích
[sửa] Xem thêm
Tiền nhiệm: Lê Uy Mục |
Vua nhà Hậu Lê 1509-1516 |
Kế nhiệm: Lê Chiêu Tông |