Mang (thú)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bài này viết về mang như là một chi động vật nhai lại thuộc họ Hươu nai, các nghĩa khác xem bài Mang (định hướng).
?
Mang |
|||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|||||||||||||||
Phân loại khoa học | |||||||||||||||
|
|||||||||||||||
|
|||||||||||||||
Xem văn bản.
|
Mang là một dạng hươu, nai thuộc chi Muntiacus. Mang có lẽ là loại hươu cổ nhất được biết đến, đã xuất hiện vào khoảng 15-35 triệu năm trước, với các hóa thạch và tàn tích tìm thấy trong các trầm tích của thế Miocen tại Pháp và Đức.
Các loài ngày nay còn tồn tại có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và chúng có thể tìm thấy ở Ấn Độ kéo dài về phía đông nam tới Trung Quốc, Đài Loan, Đông Dương và các đảo thuộc Indonesia. Mang Reeves đã được đưa vào Anh và hiện nay là phổ biến ở một số khu vực của quốc gia này. Là một loại động vật nhiệt đới, tại các khu vực ôn đới chúng không có sự động dục theo mùa và có thể cho giao phối bất kỳ thời gian nào trong năm. Mang đực có các gạc ngắn có thể mọc lại nhưng có xu hướng cắn xé nhau bằng răng (các răng nanh hướng xuống dưới) để bảo vệ lãnh địa.
Mang là loại động vật được chú ý trong các nghiên cứu về sự tiến hóa do các biến thể lớn trong bộ nhiễm sắc thể của chúng cũng như các phát hiện về các loài mới trong thời gian gần đây.
Mười loài:
- mang Ấn Độ (mang đỏ), Muntiacus muntjak
- mang Reeves (mang Trung Quốc), Muntiacus reevesi
- mang đầu lông (mang đen, mang đen đầu đỏ), Muntiacus crinifrons
- mang Fea, Muntiacus feae
- mang vàng Borneo, Muntiacus atherodes
- mang Roosevelt, Muntiacus rooseveltorum
- mang Cống Sơn (kỉ Cống Sơn), Muntiacus gongshanensis
- mang lớn (mang Vũ Quang), Muntiacus vuquangensis
- mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis
- mang lá, Muntiacus putaoensis