Nguyễn Huệ Chi
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, sinh ngày 14 tháng 7 năm 1938, (còn được biết đến với các bút danh: Phương Tri, Huệ Chi, Cánh Hồng, Hy Tuệ) là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam cổ, trung và cận đại, nguyên Trưởng phòng văn học Việt Nam cổ cận đại Viện Văn học, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1986.
Mục lục |
[sửa] Tiểu sử
Ông là con trai của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Giáo sư Nguyễn Đổng Chi và anh ruột nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, Phó giáo sư Nguyễn Du Chi; người làng Ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, ông học tại Trường Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh và khi bước vào đời sinh viên, ông theo học khóa đầu tiên của Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp vào năm 1959. Trong khoảng từ năm 1959 đến năm 1960 ông là biên tập viên Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 1 năm 1961, sau khi rời Trường Tổng hợp một năm, ông chuyển về làm việc tại Viện Văn học. Tại đây, ông tốt nghiệp lớp Đại học Hán học do Viện Văn học tổ chức năm 1968 và năm 1972 (chuyển sang hệ 4 năm). Ông nhận học hàm Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991.
Trong quá trình làm việc ở Viện Văn học, ông lần lượt đảm nhiệm các cương vị: cán bộ nghiên cứu Phòng Văn học Việt Nam cổ cận đại, nghiên cứu viên chính, Phó trưởng phòng văn học Việt Nam cổ cận đại (1976-1978), Trưởng phòng văn học Việt Nam cổ cận đại (1978-2003), Nghiên cứu viên cao cấp (từ 1991). Ngoài ra ông còn đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Văn học (từ 1968), Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học (1988-1996), Ủy viên Hội đồng khoa học xét phong học hàm Nhà nước Liên ngành Ngữ Văn (1990-1995). Năm 1994 ông được Hội Partage ở Pháp mời sang Pháp trình bày về văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tại đây ông có dịp gặp gỡ Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trước đấy ông đã viết bài phê bình bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của Thích Nhất Hạnh và cho in lại bộ sách này đầu tiên ở Việt Nam năm 1992. Năm 2001, William Joiner Center thuộc Đại học Massachusetts mời ông và Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, sang Hoa Kỳ tham gia một chương trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở hải ngoại. Ông là người có kiến thức rộng, có tầm suy nghĩ sâu, song về quan điểm thường tỏ ra độc lập, không chịu lệ thuộc vào "khuôn khổ". Nhiều bài báo nổi tiếng của ông đăng trên mạng tuy nêu kiến giải học thuật, vẫn không tách hẳn cái nhìn phán xét thời sự ở một cự ly xa gần nào đấy, hoặc gửi gắm mục tiêu dân chủ hóa xã hội mà ông luôn tâm niệm.
[sửa] Những công trình chính đã xuất bản
[sửa] In riêng
- Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi (1963)
- Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam - Thời kỳ cổ cận đại (1983)
- Hoàng Ngọc Phách, đường đời và đường văn (1996)
[sửa] Chủ biên
- Thơ văn Lý-Trần (2 tập, 1977, 1989)
- Nguyễn Trãi, khí phách và tinh hoa của dân tộc (1981)
- Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược (1981)
- Từ điển Văn học (2 tập 1983, 1984)
- Gương mặt văn học Thăng Long (1990)
- Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù (1990)
- Bản dịch trọn vẹn Nhật ký trong tù (1990)
- Nguyễn Bỉnh Khiêm, danh nhân văn hóa (1990)
- Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ (1992)
- Nguyễn Gia Thiều - Tiếng khóc nhân loại (1992)
- Nguyễn Quang Bích, nhà yêu nước, nhà thơ (1992)
- Cao Xuân Huy, tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (1995)
- Đường vào văn hóa Phần Lan (1996)
- Nguyễn Huy Tự và "Truyện Hoa tiên" (1997)
- Hoàng đế Lê Thánh Tông (1999)
- Truyện truyền kỳ Việt Nam (quyển 2 và 3, 1999)
- Liêu trai chí dị (nghiên cứu và dịch, 5 tập, 1999)
- Từ điển văn học (bộ mới) (2005)
- Chủ biên công trình Thơ văn Lý-Trần tập II Quyển hạ
[sửa] Liên kết ngoài
[sửa] Giới thiệu tác gia
- Nguyễn Huệ Chi
- Mạng Gió O giới thiệu Nguyễn Huệ Chi [1]
- Thư mục: Nguyễn Huệ Chi
- Nguyễn Huệ Chi nói chuyện với Thụy Khuê
- Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
[sửa] Một số bài viết mới đăng trên Internet
- Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán
- Hiện tượng hội nhập văn hóa dưới thời Lý-Trần nhìn từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu: Quỳnh Lâm
- Về tác phẩm "Chủ toàn và chủ biệt - Hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây"
- Một vài vấn đề phân kỳ lịch sử văn học nhìn từ điểm đầu thế kỷ XXI
- Trở lại câu thuyện so sánh "Kim Vân Kiều truyện" với "Truyện Kiều" của ông Đổng Văn Thành
- Nhận diện văn học Thăng Long mười thế kỷ
- Hà Nội trong mắt người trí thức
- Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề đặc sắc trong thơ Cao Bá Quát
- Tể tướng và nhà thơ Nguyễn Văn Giai - Thử phân tích một hiện tượng tích hợp giữa folklore và văn học viết
- Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein
- Văn Tâm như tôi nghĩ
- Trần Thanh Mại trong những bước đi đầu tiên của viện Văn học
- Từ Chi - Anh tôi
- Trao đổi cùng Nguyễn Văn Hoàn
- Về tình trạng nghiên cứu văn học miền Bắc những năm 60
- Một vài gợi ý về phương pháp văn học sử
- Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầu
- Để làm được chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại
- Nhân đọc bài "Tham nhũng chống Đảng" của Văn Như Cương
- Phúc đáp ông Trương Công Anh về biện pháp chống tham nhũng
- Một kiến nghị gửi lên tân Thủ tướng
- Tự do sáng tác và lý luận phê bình
- “Nét ngài” và “Mày ngài”
- Đôi điều thưa lại cùng ông An Chi
- Tỉnh quốc hồn ca và ngữ khí phê phán của Phan Châu Trinh
- Giai nhân kỳ ngộ diễn ca - một thể nghiệm mới của Phan Châu Trinh về truyện thơ lục bát
- Một bài thơ đón giao thừa của Vũ Hoàng Chương mới phát hiện
- Một bài thơ dịch “Hoàng Hạc lâu” của Vũ Hoàng Chương