Nguyễn Sinh Sắc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Sinh Sắc (chữ Hán: 阮生色; còn gọi là Nguyễn Sinh Huy 阮生輝, nhân dân còn gọi tắt là Cụ Phó bảng; 1862–1929) là thân sinh của Hồ Chí Minh.
Mục lục |
[sửa] Gia đình và sự nghiệp
Ông là con của một gia đình nông dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, ông phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành.
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học, Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Năm (1894), ông tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Ông được người cha nuôi, cũng là thầy giáo, gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ.
Năm (1901), ông đỗ Phó bảng. Sau khi đỗ Phó bảng, ông chỉ ra làm quan một thời gian ngắn rồi bị nhà Nguyễn cách chức do quan điểm chống tiêu cực chốn quan trường [cần chú thích].
Sau khi bị cách chức, ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời, được nhân dân mến mộ và thương tiếc.
Ông mất năm 1929. Lăng mộ của ông hiện nằm ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ông có 3 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh,, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ 3 của ông là Nguyễn Sinh Cung, nổi tiếng với cái tên Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được xem là một nhân vật có ảnh hưởng của thế giới trong thế kỷ 20.
[sửa] Câu nói nổi tiếng
- "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ" (nghĩa là: Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn).
[sửa] Hai người con đầu
Người con gái đầu của ông là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), hiệu là Bạch Liên. Bà đã tham gia hoạt động trong phong trào Duy Tân hội của Phan Bội Châu, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. Bà sống độc thân cho đến khi qua đời tại quê hương nǎm 1954, thọ 70 tuổi.
Người con trai lớn của ông là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), tự Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt danh là "Thầy Nghệ". Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Giáng (1897)-1960) và có với nhau ba người con nhưng đều chết sớm. Người con duy nhất của 2 người, vốn là con riêng của bà Giáng, là Hà Hữu Thừa, Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổi.